Wednesday, December 12, 2007

Lê Hựu Hà.

Nói về Lê Hựu Hà tức là cũng nói về một phần của đời tôi. Quen biết Hà, được Hà dạy đánh đàn guitar, chơi nhạc với nhau trong thời kỳ phôi thai của nền nhạc trẻ Việt Nam vào những năm đầu của thập niên 60 khi Hà và tôi khai sinh ra ban nhạc Hải Âu.

Ban Hải Âu, thành phần đầu tiên 1965, trong một buổi trình diễn tất niên tại một lớp học của trường Văn Học nằm trên đường Phan Thanh Giản. Từ trái sang phải: Lê Hựu Hà (vocal, lead guitar), Huỳnh Bá Thảo (drums), Trần Đăng Chí (rhythm guitar).

Rồi khoảng năm năm sau đó mỗi người chúng tôi đi theo một hướng khác nhau tuy vẫn giữ liên lạc mật thiết, ngoại trừ thời kỳ Chiều Tím mà tôi sẽ kể sau, Hà tiếp tục con đường nhạc trẻ và sáng tác còn tôi thì chuyễn qua nhà nghề theo các đàn anh chơi nhạc ở các vũ trường cho đến khi tôi rời Việt Nam đi Mỹ vào tháng 4 năm 1975. Hà ở lại quê hương. Sau đó, thỉnh thoảng tôi có nhận được thư của Hà thăm hỏi.

Đời sống ở Mỹ đi làm phải lái xe cả tiếng đồng hồ nên khi nghe những bài hát qua đài phát thanh như: "Love Letters", "Rock And Roll Music", "Roll Over Beethoven", "When A Man Loves A Woman", "Yesterday", và nhất là những bài hát của Herman's Hermits "I'm Into Something Good", "Listen People" ... là nhớ đến Hà thật nhiều vì đó là những bài ruột của Hà khi chúng tôi cùng chơi nhạc trong các clubs Mỹ ở Sài Gòn, Long Bình, Bình Lợi, Phú Lợi...vào những năm 65, 66, 67. Ban Hải Âu là ban nhạc trẻ duy nhất thời đó có tên Việt Nam nên khi đi làm club Mỹ chúng tôi đổi ra là 'The Seagulls' tiếng Anh cũng có nghĩa là hải âu cho thuận tiện. Hà và tôi thuộc rất nhiều bài, nhất là Hà, thuở đó hai chúng tôi có thể hát từ tối đến sáng vẫn còn đủ bài, đó là nói về hát thuộc lòng không cần xem bài.

Cuối năm 1994, tức là 19 năm sau, tôi có dịp về thăm quê hương. Buổi gặp lại Hà sau bao nhiêu năm xa cách thật xúc động. Thế rồi một năm sau 1995, tôi có dịp về Sài Gòn làm việc lâu dài, hai anh em đã có thật nhiều buổi tâm tình mà đề tài chính vẫn là âm nhạc.

Gặp lại Lê Hựu Hà (bên phải) tại nhà hàng Givral đại lộ Lê Lợi trong chuyến về thăm quê hương lần thứ hai năm 1995.

Lê Hựu Hà sinh tại Sài Gòn ngày 5 tháng 6 năm 1946, cùng năm sinh với tôi, trong một gia đình sùng kính Phật giáo, pháp danh của anh là Đồng Thành. Hà là con trai thứ, có một người anh hiện ở Canada, một người em trai và một người em gái còn ở Việt Nam. Hà còn có một người em gái kế nhưng đã mất từ lúc còn sơ sinh. Cha anh là một người rất trầm lặng, bao nhiêu lần tôi đến nhà Hà nhưng rất hiếm khi được dịp tiếp xúc với cha của anh. Bù lại, tôi đã có rất nhiều dịp nói chuyện với mẹ của anh, một người phụ nữ hoạt bát có vựa thủy hải sản nên bạn bè chúng tôi hay có dịp thưởng thức món chem chép có râu ria banh ra y hệt như cái ... mà giới bình dân họ gọi là con "l.. tiên".

Từ khi tôi quen biết Hà vào đầu thập niên 60 cho đến khi Hà ra đi vĩnh viễn vào năm 2003, Hà vẫn cư ngụ tại ngôi nhà của cha mẹ anh để lại trên đường Huỳnh Quang Tiên gần góc đường Trần Hưng Đạo. Nghe Hà kể thì thuở còn thơ ấu, Hà lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại ô Biên Hòa, nơi đó có tên là Bến Cá chỉ cách vùng trồng bưởi nổi tiếng Tân Triều một con kinh. Hà được an táng nơi quê quán nên khi thăm mộ Hà, bạn bè thân thuộc có thể ghé qua thưởng thức bưởi tại một quán vườn yên tỉnh ở vùng Tân Triều cách đó không bao xa. Hà cũng cho biết, trong một thời gian tương đối ngắn, anh đã bị cha anh đày xuống vùng Ngả Ba Lộ Tẻ Cần Thơ/Rạch Giá gần Long Xuyên (nên nhớ còn có một Ngả Ba Lộ Tẻ Tri Tôn/Châu Đốc nằm ở phía bắc Long Xuyên) để tránh nơi chốn phồn hoa đô hội hầu học hành chăm chỉ hơn. Cũng nhở đã ở vùng đó nên Hà hay nhắc đến món cơm tấm Long Xuyên mỗi lần chúng tôi bàn luận về ăn uống. Khi được trở về Sài Gòn, Hà theo học trường Nguyễn Bá Tòng và tôi đã quen Hà trong thời kỳ này. Lên đại học, Hà ghi tên vào trường Văn Khoa, nghe nói ở đó có Hoàng Oanh, Thanh Lan, và Đức Huy theo học. Sau Tết Mậu Thân, Hà nhập ngũ và được huấn luyện ở trường Bộ Binh Thủ Đức. Ra tường, Hà được chuyển về phục vụ tại Cục Quân Nhu Gò Vấp, nới đó có tay bass guitar Khiêm (ex Taberd, Les Fanatiques) chơi nhạc trong ban văn nghệ của đơn vị. Có lẽ cũng vì lý do đó mà Hà đã mời Khiêm vào ban Phượng Hoàng năm 1971 cùng với Trung Vinh (ex Taberd, ban văn nghệ Nhảy Dù). Một thời gian sau, Hà được giải ngũ vì mắt kém hay gì đó, lúc đó Hà đang mang cấp bậc Thiếu Úy. Rồi Hà đi làm cho một ngân hàng. Từ đó tôi rất ít khi có dịp gặp Hà vì sinh hoạt của tôi rất bận rộn: buổi sáng vào đơn vị Quân Cụ, đi học ở trường Luật, buổi tối đánh đàn ở vũ trường Bách Hỷ. Thỉnh thoảng, vào những dịp lể lớn như Giáng Sinh, giao thừa...tôi chạy tìm gặp Hà sau khi tan vũ trường ra. Tôi còn nhớ một đêm cuối năm 1974, tôi có đến xem Hà chơi nhạc tại một quán nhỏ trên đường Cách Mạng, Hà vẫn đeo đuổi chơi nhạc trẻ trong khi tôi thì đã theo mấy đàn anh chơi toàn nhạc già! Có lẽ đó là lần cuối cùng tôi gặp Hà trước khi rời khỏi Việt Nam chỉ mấy tháng sau đó.

Theo ước lượng thì Lê Hựu Hà đã sáng tác khá nhiều trên dưới 50 bài trong đó có:
"Yêu Em", đây là sáng tác đầu tiên của Hà do chính Hà trình bày trong dịp ban Hải Âu trình diễn tại Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd tháng 11 năm 1965. Ngay từ những năm đầu sơ khai của nền nhạc trẻ Việt Nam, Hà đã có ý tưởng đi theo đường hướng đem lại một hình thái mới lạ cho nhạc Việt Nam, ở vào thời kỳ đó và cả về sau nữa, luôn rập theo khuôn mẫu các thể điệu paso doble, boston, valse, tango, rhumba, bolero, cha cha, slow, swing... Ngay cả cái tên 'Hải Âu' là cũng do Hà đặt ra và tôi đã hoàn toàn đồng ý với Hà. Nếu không có Hà thì chắc chắn tôi cũng đã yêu cầu lấy một cái tên tây phương như tất cả các ban nhạc trẻ khác thời bấy giờ.
"Mai Hương", sáng tác thứ hai của Lê Hựu Hà được trình làng và cũng do chính Hà trình bày khi ban Hải Âu tái xuất hiện trong kỳ Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd lần thứ nhì tháng 11 năm 1966. Trong lần ra quân năm trước ban Hải Âu, ban nhạc với cái tên Việt duy nhất và đã trình bày một bản nhạc Việt do Hà sáng tác, vẫn chưa gây được tiếng vang mạnh mẻ. Lần này thì ban Hải Âu đá được chú ý rất nhiều, thể hiện qua bài tường trình của Danny Thịnh trên tuần san 'Màn Ảnh' số 97 năm 1966:

"Ban nhạc độc nhất mang tên Việt trong số những ban nhạc góp mặt trong đại hội là ban 'Hải Âu'. Toàn ban vẫn thực thi đúng chính sách "Ta về ta tắm ao ta" bằng cách liên tiếp trình bày hòa ca hai bản nhạc mang tên Việt: "Nhớ Thương Em Hoài" (phỏng dịch lời ca "All My Loving") và "Mai Hương", một ca khúc thuần nhất lời Việt do chính ban 'Hải Âu' tự soạn để trình bày. Tiếng vỗ tay cổ võ của lớp khán giả rầm rộ đã khích lệ ban 'Hải Âu' một cách thật đặc biệt về lối diễn tả lời ca và đặt nặng vấn đề dân tộc lên trên hết. Để "đáp lại tấm tấm thịnh tình" của khán giả, ban 'Hải Âu' liều "phá giới" bằng cách trình bày một bản nhạc thật mới mẻ có cái tên ngoại quốc "I'm Henry VIII, I am", làm ngơ ngẩn các ban nhạc bạn, vì ít khi có ban nào tập sớm được một ca khúc đứng nhất liền mấy tuần lể ở Hoa Kỳ (do Herman's Hermits ca) trong thời gian gần đây nhất."

Và để đúc kết phần phê bình các ban nhạc đã tham dự đại hội, có ban nổi bật nhưng cũng có ban quá kém cỏi, Danny Thịnh viết thêm:

"Ban 'Hải Âu' rất đáng khen vì họ có tinh thần cầu tiến và có một đường lối riêng biệt tách rời khỏi nhiều ban nhạc trẻ đương thời."

Ban Hải Âu, thành phần thay đổi, trong thời kỳ sau, lúc chơi nhạc ở các clubs Mỹ và Đại Hội Nhạc Trẻ Taberd 1966. Từ trái sang phải: Trần Đăng Chi (vocal, rhythm guitar), Lê Hựu Hà (vocal, lead guitar), Phạm Ngọc Thành (drums), Trần Thanh Tùng (bass guitar) (ảnh: Phạm Ngọc Hà).

"Chiều Về", không hiểu sao lần này khi ban Hải Âu trình diễn tại rạp Đại Nam, Hà lại giao cho tôi trình bày toàn phần bài hát và Hà chỉ ca phụ những đoạn có ca bè. Tôi nhớ lại phần lớn có lẽ Hà muốn cho tiếng đàn guitar của Hà reo vang nổi bật theo lối chơi của 'The Byrds', ngay cả chính tôi, Hà cũng bảo không cần đệm đàn mà chỉ lắc tambourine.
Khi tôi về chơi nhạc cho phòng trà 'Chiều Tím' trên đường Võ Tánh vào năm 1970 thì có kéo Hà về làm chung. Trong thời gian chơi nhạc tại đây, Hà vừa hoàn tất bài "Tôi Muốn" và muốn dùng bài này làm bàn đạp để đưa những sáng tác khác của Hà lên theo. Tôi nhận thấy bài "Tôi Muốn" rất dễ nghe cộng thêm tình bằng hữu thấm thiết nên đã tận tình giúp Hà. Nhưng sức người có hạn, Hà và tôi đều không được trời cho sở trường về ca hát nên không đi đến đâu mặc dầu Hà đã tính toán lối phát triển khá hợp lý như dùng phòng trà Chiều Tím để cho khán giả quen dần với những nhạc phẩm mới mẻ trẻ trung chưa từng được nghe bao giờ do Hà sáng tác, kèm theo những nhạc phẩm nổi tiếng đương thời do Hà biên soạn lại phần hòa âm nghe rất trẻ như: "Mưa Hồng" (Trịnh Công Sơn), "Tiếng Sáo Thiên Thai" (Phạm Duy), "Tình Khúc Cho Em" (Lê Uyên Phương), "Thương Tình Ca " (Phạm Duy). Được sự đồng thuận của tay trống trưởng ban nhạc Xuân Bé (ban văn nghệ Không Quân) nên mỗi đêm chúng tôi chơi nhạc của Lê Hựu Hà sáng tác cùng với những bài khác do Hà biên soạn phần hòa âm như tôi vừa nói. Nhận thấy khán giả vẫn chưa hưởng ứng nhiều với loại nhạc còn quá mới mẻ này và với những giọng ca còn chưa chuẩn của Hà và tôi, ca tiếng Anh thì không sao nhưng qua tiếng Việt thì chúng tôi đúng là hơi lạc lõng. Vì thế Hà và tôi bàn với nhau phải tìm cho được một giọng ca miền Bắc để hát cho chuẩn. Sau cùng, chúng tôi đã chọn và mời được Nguyễn Ngọc Hải (tay lead guitar của ban Les Faucons Noirs đã từng chơi nhạc với tôi một thời ở Lai Khê năm 1967) đến hát bài "Tôi Muốn" của Hà mỗi đêm ở phòng trà Chiều Tím. Khán giả lúc đó bắt đầu quen dần với nhạc của Hà và chính tôi cũng nhận thấy sự tiến bộ rất khả quan khi trình diễn.

Rồi phòng trà Chiều Tím bị đóng cửa.

Tôi sang làm cho một vũ trường. Còn Hà quay sang tìm hướng khác để đưa những đứa con âm nhạc của Hà đến với khán giả trẻ Việt Nam. Trong giai đoạn này, Hà đã gặp Nguyễn Trung Cang rồi họ thành lập ban 'Phượng Hoàng' (Hà: lead guitar/vocal, Cang: keyboard/vocal, Khiêm: bass, Vinh: drums) với Hoài Khanh là ca sĩ nam và Mai Hoa ca sĩ nữ trình diễn ở phòng trà 'Đêm Màu Hồng' nằm trên đường Nguyễn Huệ. Tôi có đến đó nghe một lần và nhận thấy Hà đã tìm được đúng hướng đi mong muốn. Một thời gian sau, tôi không thấy Hoài Khanh và Mai Hoa hát với Phượng Hoàng nữa. Rồi thấy Phượng Hoàng được ráp với Elvis Phương, một ca sĩ đã nổi tiếng. Từ đó tên tuổi Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Phượng Hoàng, Elvis Phương đi vào lịch sử của nhạc trẻ Việt Nam như mọi người đã biết.

Trong thời kỳ Phượng Hoàng, Hà đã cho phổ biến những nhạc phẩm để đời như:

"Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời"

"Hãy Nhìn Xuống Chân"

"Hãy Vui Lên Bạn Ơi"

"Huyền Thoại Người Con Gái"

"Lời Người Điên"

"Phiên Khúc Mùa Đông"

"Yêu Người Và Yêu Đời".

Trong thời kỳ hậu Phượng Hoàng:

"Chờ Một Tiếng Yêu"

"Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào" Được biết bài này Lê Hựu Hà đã viết trước năm 1975 với một cái tựa và lời khác. Về sau này, Hà đã viết lời và đề tựa lại. Hà có cho tôi biết đây là bài duy nhất Hà viết cho phái nữ. Theo lời Tùng Giang kể lại thì Giang đã gặp Hà ở Sài Gòn vào thời mới mở cửa rồi được Hà giao cho bài này đem về Mỹ để cho Khánh Hà hát. Vào thời điểm đó, bài này đã được thính giả trong nước cũng như hải ngoại đón nhận niềm nở, đi đâu tôi cũng thấy bà con nghe và hát bài này. Tuy nhiên, có một dư luận đã cho là Lê Hựu Hà không hoàn toàn viết bài này mà có thêm cả Nguyễn Trung Cang hay sao đó. Đã từng quen biết và sinh hoạt với Hà lúc còn hàn vi và biết rất rỏ con người của Hà, tôi không tin dư luận và đã có lần hỏi Hà về chuyện này. Hà có cho tôi biết sự việc đã xảy ra như thế nào và tôi tin Hà hoàn toàn. Bây giờ thì cả Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang đã ra đi. Tôi có đọc được một bài báo phỏng vấn Lê Hựu Hà và trong đó Hà trả lời:

"Trước năm 1975, Jo Marcel (tên thật là Vũ Ngọc Tòng, sinh tại Hà Nội, cựu học sinh Taberd) là một trong những người khai thác vũ trường thành công nhất như các vũ trường Đêm Màu Hồng, Ritz, Queen Bee... Jo cũng thành công ở lĩnh vực ca hát nhờ có giọng trầm ấm, cùng bạn bè thực hiện được 2 cuốm phim ca nhạc 'Thế giới nhạc trẻ' và 'Vết chân hoang' (dựa trên tiểu thuyết phóng sự 'Tuổi choai choai' của Trường Kỳ) có nhờ tôi viết ca khúc cho nhạc phim 'Vết chân hoang'. Khi hoàn thành, hát cho Nguyễn Trung Cang nghe, anh đề nghị sửa một số chỗ ở điệp khúc. Sau đó, giao cho Jo, nhưng vì thù lao quá bèo nên tôi lấy lại (hơi bất ngờ là ca khúc nhạc phim của Jo lại giống với ca khúc tôi đã viết trước đó). Năm 1981, gặp Giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Hải Phòng khuyên nên tiếp tục sáng tác, tôi viết 'Vào Hạ'; ông lại hỏi còn hết, tôi bèn lấy 'Vết chân hoang' viết lời mới lại và trở thành 'Hãy yêu như chưa yêu lần nào'. Nội dung bài trước là viết về chuyện cô gái bất mãn bà mẹ kế bỏ nhà ra đi, sau đoàn tụ với gia đình; còn nội dung sau như các bạn đã biết. Chuyện là thế! Cứ hiểu như thế đi. (Hà hà!)"
Tạp chí Thanh Niên số 19 (2219) Thứ bảy 19-1-2002.

"Lời Trái Tim Muốn Nói" Được biết bài này Lê Hựu Hà sáng tác vào khoảng 1983-1984 và phải mất một năm trời tu chỉnh mới hoàn tất. Tựa nguyên thủy là "Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai". Bài hát nói lên hy vọng, niềm tin vào một ngày mai sáng sủa hơn là hiện tại quá đau khổ "cuộc đời không riêng chỉ khổ đau", "những tháng năm không có ngày vui".

"Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình"

"Vào Hạ" Qua báo chí, Lê Hựu Hà cho biết đã viết bài này sau một chuyến lưu diễn ở Hải Phòng đúng vào mùa hoa phượng đang nở rộ. Khi về đến Sài Gòn, những ký ức về thành phố hoa phượng đã đem lại nguồn cảm hứng và Hà đã viết bài này với một nội dung lúc nào cũng khuyên mọi người hãy vui sống dù hoàn cảnh hiện tại có khó khăn đến thế nào.

"Vị Ngọt Đôi Môi".

Hà đã đặt lời Việt cho khoảng 100 ca khúc ngoại quốc, nổi tiếng nhất là "Đồng Xanh" ("Greenfields").

Ngoài ra, còn có nhiều bài hát khác mà Hà chưa cho phổ biến hiện vẫn còn nằm trong tủ theo lời ngưởi em gái của Hà cho biết.

Có một bài mà tôi có thể quả quyết là Hà không bao giờ cho phổ biến. Đó là bài "Mai Này". Lời ca như sau:
"Mai này, anh xin em hãy nhớ,
Mai này, xin em hãy nhớ đến anh.
Mai đây, dù có ghét anh,
xin em cứ hãy giả vờ,
để anh ngờ rằng,
để anh tưởng rằng
trên đời còn có một bgười yêu anh."
Thông thường thì mối tình đầu chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Bài hát này, Hà viết riêng tặng cho tôi vào năm 1966 lúc tôi vẫn còn đang vui vẻ với T. Mai, mối tình đầu của tôi. Tôi không hề buồn phiền vì nội dung bài hát nói về xa cách, dang dỡ. Trái lại, tôi còn thấy ấm lòng vì có được một một người bạn chí thân đã nghĩ đến bạn bè một cách chân tình như thế. Tôi cũng đã có dịp ôm đàn hát cho T. Mai nghe bài này và đã như thế đó, tan vỡ vẫn cứ đến như thường. Nói theo người Mỹ, sự việc đã "set the tone" cho suốt cả những mối tình của tôi về sau này nên tình chia ly đối với tôi quá bình thường.

Lúc Hà còn sống, tôi đã từng có ý định làm một cái gì đó, CD, video..., để cho khắp thế giới biết thêm về Hà và nếu đưa nhạc của Hà vào được quỷ đạo của nền âm nhạc Mỹ thì đó là một giấc mơ tuyệt vời nhất. Việc này không có nghĩa là không thực hiện được nhưng cá nhân tôi lại có những projects riêng của mình nên vẫn chưa có dịp thực hiện ý định về Hà mặc dầu có nhiều lần tôi yêu cầu Hà ngồi yên để tôi chụp hình chân dung của Hà và Hà cũng đã đồng ý cho tôi hoàn toàn xữ dụng những sáng tác của Hà theo chiều hướng tôi đã nói.

Hà đột ngột ra đi vào ngày 9 tháng 5 năm 2003 lúc Hà mới vừa nhận được giấy báo của chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho anh sang California đoàn tụ với các con và Mai Hương, người vợ đầu tiên của anh.

Phần tôi thì lúc nào cũng lanh quanh với quá nhiều projects cộng với lối sống phiêu bạt đây đó.

Nhưng bây giờ thì đã đến lúc phải nói về Lê Hựu Hà vì có một số bạn bè yêu cầu tôi làm một cái gì đó để cho đời biết thật nhiều về Lê Hựu Hà trong khi Internet quá thiếu sót thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của một nhạc sĩ có tính tình hiền hậu gần như có một không hai. Một điểm thuận lợi khác là với kỹ thuật thông tin hiện đại qua Internet, mọi tài liệu và hình ảnh đều có thể chuyển tải đến hàng triệu người xem một cách thật dễ dàng, điều mà chỉ mới cách đây hơn mười năm không ai nghĩ là có thể thực hiện được.

Vậy thì với những phương tiện trong tầm tay có được, tôi xin đóng góp bằng trang blog này để tôn vinh những lời ca ý nhạc cao đẹp mà Lê Hựu Hà đã bỏ ra cả đời để đi tiên phong khai phá.

Lê Hựu Hà và Elvis Phương trên sân khấu phòng trà 'Em & Tôi' trong đêm nhạc Lê Hựu Hà / 'Chờ Một Tiếng Yêu', 9 tháng 8, năm 2002. Kể từ ngày này, Hà còn sống đúng 9 tháng.

Lê Hựu Hà, Elvis Phương và Lý Được trên sân khấu phòng trà 'Em & Tôi' trong đêm nhạc Lê Hựu Hà / 'Chờ Một Tiếng Yêu'.

Buổi liên hoan do thân hữu Lê Hữu Hạnh khoản đải tại phòng trà Bodega góc đường Ngô Đức Kế, 8 tháng 11, 2002. Từ trái sang phải: Đắc Lân, Lê Hựu Hà, Trịnh Nam Sơn.

Nhả hàng ca nhạc Uyên Nguyên trên đường Trương Định, nơi chơi nhạc cuối cùng của Lê Hựu Hà. Bảng hiệu Uyên Nguyên là do Lê Hựu Hà chọn cho chủ nhân. Từ trái sang phải: Lê Hựu Hà (vocal, harmonica, rhythm guitar), Thanh Tùng (ex The Black Stones, vocal), Tài ngò (ex The Outsiders, vocal, lead guitar).

Ngôi mộ của Lê Hựu Hà tọa lạc ở vùng Bến Cá, ngoại ô Biên Hòa, nơi Hà đã sinh sống trong một một khoảng đời thơ ấu.

Các con của Lê Hựu Hà từ trái qua phải: Huy (con trưởng của người vợ thứ nhất), Hưng (con của người vợ thứ nhì), Huyền (con thứ của người vợ thứ nhất). Hà còn hai đứa con nữa với người vợ sau cùng là ca sĩ Nhã Phương.

Văn nghệ bỏ túi sau buổi lễ cầu siêu 49 ngày cho Lê Lựu Hà được tổ chức tại chùa Phật Giáo trên đường Magnolia, Garden Grove, California ngày 21 tháng 6 năm 2003. Hôm đó có sự góp mặt của một số ca nhạc sĩ đã từng cộng tác với Lê Hựu Hà. Từ trái qua phải: Ngọc Thành (Hải Âu), Jimmy Tòng, Đăng Chí (Hải Âu), Mạnh Hà Vopco, Trung Nghĩa, Michael Hoàng Long, Elvis Phương (Phượng Hoàng), Tuấn Dũng (Mây Trắng), Thanh Tùng (Hải Âu). Mai Hương, người vợ đầu tiên của Lê Hựu Hà, cũng từ San Jose về tham dự buổi lễ.

Ở Việt Nam, đi đến đâu cũng có dịp nghe nhạc của Lê Hựu Hà, lúc thì từ đài phát thanh, lúc thì từ một máy hát CD nào đó. Ớ Hoa Kỳ, mỗi khi lái xe thì nghe đài FM hát rất nhiều bài nhạc mà khi xưa Hà đã dạy để tôi hát bè cùng với Hà. Những kỷ niệm đó tôi không bao giờ quên. Xin mời các bạn click vào tên những bản nhạc dưới đây để thưởng thức một số bài hát đó qua YouTube cùng với tôi hồi tưởng lại một thời quá khứ êm đềm.

Baby Blue - The Echoes
Trong tất cả những bài hát chung với Hà, tuy bài này rất ít được chúng tôi trình diễn vì ít ai biết, nhưng đây là bài tôi thích được nghe lại nhất.

Baby Talk - Jan & Dean
Bài này, Hà bảo tôi hát bè phần tiếng đứa con nít kêu 'pò, po, pó, ...'

Bye Bye Love - The Everly Brothers

Cathy's Clown - The Everly Brothers

Come Softly to Me - The Fleetwoods

Let It Be Me - The Everly Brothers

Poetry in Motion - Johnny Tillotson
Bài này khi xưa Hà hát solo và không được trình diễn nhiều. Đây cũng là bài tôi rất thích được nghe lại, mỗi lân nghe đều thấy 'phê'.


Phần nghe và xem nhạc do Lê Hựu Hà sáng tác.

Các bạn hãy giúp bổ túc địa chỉ nào hay nhất để nghe hoặc xem nhạc của Lê Hựu Hà. Xin vui lòng e-mail cho tôi ở:
trandangchi@gmail.com
Cám ơn

Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào - Mai Khôi
Huyền Thoại Người Con Gái - Elvis Phương (YouTube)
Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình - Hiền Thục
Tôi Muốn - Lê Hiếu
Vào Hạ - Đoan Trang
Vào Hạ - Sao Mai (YouTube)
Vị Ngọt Đôi Môi - Thanh Thảo & Quang Dũng
Vị Ngọt Đôi Môi - Thanh Thảo & Quang Dũng (YouTube)
Yêu Em - Elvis Phương
Yêu Người và Yêu Đời - Hà Anh Tuấn


(còn tiếp)

Monday, December 10, 2007

Tao Ngộ Bằng Huynh 2007.

Nhân dịp Xuân về đầu năm 2007, một buổi liên hoan tất niên của các nhạc công đã được tổ chức tại nhà hát Bến Thành đường Mạc Đỉnh Chi, Sài Gòn. Tình thân hữu của giới chơi nhạc chuyên nghiệp được dịp nối lại thật nồng nàn trong một buổi tiệc ca nhạc tưng bừng với phần trình diễn của chính những người tham dự.


Trưởng ban tổ chức Trương Phước Hoài (ex ban văn nghệ Quân Vận) với đôi lời khai mạc buổi liên hoan 'Tao Ngộ Bằng Huynh'.


Khai mạc phần văn nghệ buổi liên hoan Tao Ngộ Bằng Huynh, ban nhạc của lứa tuổi U60-U70 gồm có: Tòng Sơn (harmonica, ex ban văn nghệ Bộ Dân Vận Chiêu Hồi), Huỳnh Hoa (alto sax, ex Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương), Cẩm (drums, ex ban văn nghệ Hải Quân), Phúc (bass guitar, Việt Kiều Kampuchia hồi hương), Xính (tenor sax, ex ban văn nghệ Biệt Động Quân) với những bản hòa tấu thật sôi động mà ngay cả đến lớp trẻ cũng chưa chắc sánh nổi.


Đặc biệt trong buổi liên hoan, có sự góp mặt của ca sĩ Giao Linh từ Mỹ về với những nhạc phẩm mừng Xuân làm ấm lòng mọi người.


Buổi sáng hôm đó, chỉ cần nghe giọng hát của Giao Linh là bao nhiêu kỷ niệm của một thời huy hoàng trước năm 1975 ùa về khiến tôi nao nao sống lại những ký ức khó quên.


Trí (guitar, ex ban văn nghệ Không Quân).


Tòng Sơn (harmonica, ex ban văn nghệ Bộ Dân Vận Chiêu Hồi), nổi tiếng với tài vừa thổi harmonica bằng mũi, vừa ăn chuối bằng miệng. Văn Ty (ex ban văn nghệ Quân Cụ, Tổng Cục Tiếp Vận).


Từ trái sang phải: Lý Can Hoa / Hòa Chảy (violin, piano, ex ban văn nghệ Quân Cụ), Trương Phước Hoài (drums, ex ban văn nghệ Quân Vận), Huỳnh Minh / Mình Chảy (drums, ex ban văn nghệ Biệt Động Quân), Phan Phú Hữu / Phước (guitar, ex ban văn nghệ Công Binh). ♡

Wednesday, December 5, 2007

Chuyến Đi Miền Đông Nam Hoa Kỳ Xuân 2007.





















Các cô gái Florida lúc nào cũng dễ mến và hiếu khách. Tôi tưởng đã mất hết phong độ thuở nào nhưng không ngờ các cô lại lên tiếng hỏi tôi trước có muốn chụp hình không? Mặc dù các cô vừa vượt qua khỏi chổ tôi đứng nhưng theo lời yêu cầu, các cô đã rất vui lòng quay lại một vòng cho tôi chụp hình. Tấm thứ nhất không ăn ảnh, tấm thứ hai đã bộc lộ hết tấm thạnh tình của các cô gái Sunshine State. Nói theo lời của tài tử Clint Eastwood trong phim "Dirty Harry", các cô đã "made my day", làm cho ngày hôm đó tươi đẹp biết bao!



(còn tiếp)

Một Thời Cao Sơn.


Từ trái qua phải: Đăng Chí (bass guitar), chị Tuyết Mai (vocal), Nguyễn Cao Kỳ Duyên (vocal), Duy Hùng (lead and rhythm guitar).


Từ trái qua phải: Kim Chi (drums), Lý Lân (bass guitar), Đăng Chí (vocal, rhythm guitar), Hoàng Long (vocal), Mạnh Hà Vopco (lead guitar).


Từ trái qua phải: Lý Lân, Thúy Ái, Vi Vân, Kỳ Duyên, Mạnh Hà Vopco, Đăng Chí tay cầm chai bia lạnh theo kiểu John Travolta trong phim "Urban Cowboy", Hoài Phương.


Từ trái qua phải: Lý Lân, Vi Vân, Mạnh Hà Vopco, Đăng Chí miệng ngậm cigarillo cắn răng theo kiểu Clint Eastwood trong bộ phim no name trilogy "A Fistful of Dollars", "For a Few Dollars More", và "The Good, the Bad, the Ugly".


Từ trái qua phải: anh Bùi Xuân Hiến, Hoàng Thi Thao, bác sĩ Li, Kỳ Duyên, Thúy Ái, Mạnh Hà Vopco, Vi Vân, Vinh (đã quá cố)

(còn tiếp)

Tuesday, December 4, 2007

Nhạc Pop Âu Mỹ.

NHỮNG BÀI HÁT CÓ TỰA MANG TÊN CON GÁI.

Có lần tôi gặp một anh bạn trong tiệm bán dĩa hát, anh ấy cho biết đang đi tìm mua dĩa có bài hát tựa là "Hey Paula" để tặng cho bạn gái của anh tên Paula.

"Hey Paula" * do Paul & Paula trình bày. Trong bài này anh chàng Paul đòi cưới Paula và cô nàng Paula cũng muốn lấy anh Paul. Nếu một trong hai người không có ý định đi xa như vậy thì chớ nên léng phéng, mai mốt người kia nhắc lại rất khó trả lời.

Sau đây là danh sách tựa các bài hát Âu Mỹ có tên con gái để bạn nào ở vào trường hợp muốn tặng bài hát cho người đẹp có thể tham khảo. Có một ít bài hát hoàn toàn khác nhau nhưng cùng một tựa nên người đẹp sẽ nhận được luôn hai hay nhiều bài như:

"Gloria" do Laura Branigan trình bày. Nội dung nói về một cô gái chưa được toại nguyện trong chuyện tình cảm. Chắc chắn không phải là một bài nhạc để tặng cho ai có tên là Gloria.

"Gloria" * do The Shadows of Knight trình bày. Bài nói lên nỗi sung sướng của một anh chàng mỗi khi được cô nàng Gloria đến thăm. Rất thích hợp để tặng cho người đẹp Gloria, nhất là với hy vọng Gloria sẽ đến thăm nhà.

"Lucille" do Little Richard trình bày. Nội dung bài này nói về cô nàng Lucille đã bỏ đi lấy chồng, kêu gọi trở lại có vẽ như vô vọng, không biết có thích hợp cho trường hợp nào không?

"Lucille" do Kenny Rogers trình bày. Nội dung bài này vừa éo le vừa thương tâm. Một anh chàng vào bar và pick up được một phụ nữ. Vừa lúc đó thì có một người nông dân bước vào nói với người phụ nữ: "Lucille ơi, em bỏ anh thật là đúng lúc, bốn đứa con đang đói meo và một mùa vụ ngoài đồng. Anh đã từng trải qua bao buồn khổ nhưng lần này chắc khó vượt qua." Từ bar đến hotel, anh chàng cua được đào không nói được lời nào bên cạnh người đàn bà mà anh thấy là khá đẹp, lòng bàng hoàng vì những câu nói của người nông dân cứ trở đi trở lại. Chắc có say lắm mới chọn bài này để tặng cho người nào mang tên Lucille.

"Sara" do Fleetwood Mac trình bày. Bài này do Stevie Nicks của ban Fleetwood Mac viết. Tôi không hiểu rõ hết ý nghĩa của bài nên không có ý kiến, chỉ biết rằng nội dung của bài có tính cách chung chung nên không có hại nếu đem tặng cho ai đó.

"Sara" do Starship trình bày. Cùng tựa với bài Sara của Fleetwood Mac, bài này đem tặng cho ai thì tuy có lý hơn nhờ vào câu "anh sẽ không bao giờ tìm được một người như em" nhưng ngay sau đó lại có câu "chúng ta như lửa với nước, giấc mộng sẽ không thành" làm cho cuộc tình trở nên gay cấn, nếu tặng ai bài này phải suy nghĩ thật chính chắn.

"Venus" * do Frankie Avalon trình bày.

"Venus" do Shocking Blue trình bày.

Như vậy, phải cẩn thận vì rất có thể lời bài hát không thích hợp sẽ làm hư hết ý nghĩa của cử chỉ đẹp và đôi khi còn có thể có hại nữa. Như có trường hợp ở Sài Gòn vào năm xưa, một phụ nữ lên hát bài "I Went To Your Wedding" trong một đám cưới nhưng chắc không để ý đến lời bài ca nói về tâm trạng buồn thảm của một phụ nữ đi dự đám cưới của người cô yêu. Cha mẹ của chú rể khóc vì cảm động. Cô ấy cũng khóc sướt mướt nhưng vì đã mất người cô yêu thương. Nên lưu ý đến bài "Ruby, Don't Take Your Love To Town" do Kenny Rogers trình bày, kể chuyện một anh thương phế binh, cụt hết hai chân do chiến tranh Việt Nam, van xin người sống chung Ruby đừng đi ra phố hàng đêm bỏ anh ở nhà cô đơn một mình. Trong cơn uất ức, anh thốt lên "nếu với lấy được khẩu súng treo trên tường, tôi sẽ hạ gục Ruby liền tại chổ".

Những bài có tính cách romantic thích hợp để tặng cho nhau, tôi sẽ cho thêm dấu '*' phía sau, còn những bài không có dấu '*' thì use at your own risk.

"Aline" * do Christophe trình bày. Một anh chàng ra bờ biển vẽ hình người đẹp lên bãi cát. Rồi mưa bão kéo đến xóa tan hình ảnh đó. Chàng than khóc để mong hình ảnh người đẹp sống lại. Chuyện tình hoang đường nhưng rất trử tình nên đem tặng bài này cho người đẹp lãng mạn nào tên Aline sẽ rất thích hợp.

"Amie" do Pure Prairie League trình bày. Nàng đã bỏ đi theo người khác. Chàng muốn tỏ đôi lời phân trần để nàng suy nghĩ nhưng không quyết liệt cho lắm. Đó là nội dung của bài hát. Gần như đây không phải là bài để tặng cho nhau.

"Anastasia" do Pat Boone trình bày.

"Angie" do The Rolling Stones trình bày. Tên của nàng quá đẹp nhưng câu chuyện tình này đang ở vào giờ phút chia tay vì tình cũng hết mà tiền cũng hết luôn. Nếu bạn nào ở vào cùng hoàn cảnh thì dùng bài này để tặng được, bằng không thì nhất định không nên tặng bài này cho bất cứ người đẹp nào đó có tên thật đẹp là Angie.

"Anna (Go with Him)" do The Beatles trình bày.

"Annie's Song" do John Denver trình bày.

"Astrud" do Basia trình bày.

"Aubrey" do Bread trình bày.

"Barbara Ann" do The Beach Boys trình bày.

"Bella Linda" do The Grass Roots trình bày.

"Bernardine" do Pat Boone trình bày.

"Beth" do Kiss trình bày.

"Bette Davis Eyes" do Kim Carnes trình bày. Nội dung bài hát này nói về ṃột cô gái rất trẻ nhưng lại hiểu biết rất sớm. Nàng có mái tóc bạch kim như Jean Harlowe, đôi mắt như Bette Davis, dáng điệu như Greta Garbo. Nàng biết rất nhiều chiêu làm cho kẻ nghề lắm cũng phải đỏ mặt luôn, nàng sẽ quay bạn như viên xí ngầu lắc. Chắc chắn bài hát này không phải để tặng cho một cô gái hiền hậu. Bạn nào gặp phải người con gái thứ dữ thì có thể tặng được, và người con gái đó không cần thiết phải mang tên Bette.

"Billie Jean" do Michael Jackson trình bày.

"Brandy" do Looking Glass trình bày. Nội dung bài này khá đặc biệt chỉ dành riêng cho những ai có bản lãnh thật sự, không bao giờ để tình cảm xen lấn vào lý trí. Tại một hải cảng nọ, có một quán rượu để các thủy thủ đến giải khuây sau những ngày tháng lênh đênh trên biển cả. Brandy, tên của cô gái phục rượu trong quán và luôn được các thủy thủ nói với nhau rằng cô bé này có thể trở thành một người vợ tốt. Rồi một ngày nọ giữa mùa hè, có một thủy thủ đem đến tặng cho nàng những món quà từ miền biển xa xôi, nhưng chàng nhấn mạnh rằng chàng sẽ không ở lại vì không cảng nào là nhà của chàng cả. Mỗi lần chàng kể chuyện, Brandy nhìn vào mắt chàng và thấy trong đó bao nhiêu đợt sóng cuồn cuộn và tính tình trung trực thẳng thắn của chàng. Đêm đêm, sau khi quán rượu đóng cửa, Brandy ra về đi qua khu phố yên lặng, trong lòng tình cảm dâng lên dạt dào hướng về một người vắng mặt rồi nhớ lại lời chàng thường nói: "Brandy, em sẽ là một người vợ tốt, nhưng đời anh, người tình của anh, người vợ của anh là biển cả trùng dương ."

"Candida" do Tony Orlando & Dawn trình bày.

"Cara Mia" do Jay & The Americans trình bày.

"Carina" do Cliff Richard trình bày.

"Carol" do Chuck Berry trình bày.

"Carrie Anne" do The Hollies trình bày.

"Cecilia" do Simon & Garfunkel trình bày.

"Charmaine" do The Bachelors trình bày.

"Chiquitita" do ABBA trình bày.

"Cindy, Oh Cindy" do Eddie Fisher trình bày.

"Clair" do Gilbert O' Sullivan trình bày.

"Corina Corina" do Ray Peterson trình bày.

"Daniela" do Les Chaussettes Noires trình bày.

"Dawn" do The Four Seasons trình bày.

"Delilah" do Tom Jones trình bày.

"Denise" do Randy & The Rainbows trình bày.

"Desirée" do Neil Diamond trình bày.

"Diana" do Paul Anka trình bày.

"Diane" do The Bachelors trình bày.

"Donna" do Ritchie Valens trình bày.

"Donna Donna" do Claude François trình bày.

"Eleanor Rigby" do The Beatles trình bày.

"Elenore" do The Turtles trình bày.

"Elvira" do Oakridge Boys trình bày.

"Emmanuelle" do Pierre Bachelet trình bày.

"Gina" do Johnny Mathis trình bày.

"Jean" do Oliver trình bày.

"Jenny Lady" do Art Sullivan trình bày.

"Jenny Take A Ride" do Mitch Ryder & The Detroit Wheels trình bày.

"Jessica" do Seals & Croft trình bày.

"Joanna" do Kool & The Gang trình bày.

"Jolene" do Olivia Newton-John trình bày.

"Josie" do Steely Dan trình bày.

"Judy Blue Eyes" do Crosby, Still, Nash & Young trình bày.

"Judy In Disguise" do John Fred & His Playboy Band trình bày.

"Judy, Judy, Judy" * do Johnny Tillotson trình bày. Bài nhạc ca tụng sắc đẹp của Judy, để tặng cho người đẹp thì tuyệt cú mèo.

"Judy's Turn To Cry" do Lesley Gore trình bày.

"Juliana" do Claude Michel trình bày.

"Justine" do The Righteous Brothers trình bày.

"Kyrie" do Mr. Mister trình bày.

"Lady Madonna" do The Beatles trình bày.

"Lay Down Sally" do Eric Clapton trình bày.

"Layla" do Derek & The Dominos trình bày.

"Lazy Susan" do Dan Fogelberg & Tim Weisberg trình bày. Đây là một bài hòa tấu do Dan Fogelberg hợp tác với tay thổi flute trứ danh Tim Weisberg trong một album để đời "Twin Sons of Different Mothers". Vì là một bài hòa tấu nên không lo sợ bị phản nghĩa. Tuy vậy, phải dốt nát lắm mới đem bài này tặng cho người đẹp tên Susan vì trong tựa bài nhạc có cái chữ 'lazy' nghĩa là lười biếng. Nếu vẫn cố tình đem tặng người đẹp bài này và bị đánh u đầu thì ráng mà chịu không còn đổ thừa cho ai được.

"Lili Marleen" do Connie Francis trình bày. Đây là một bài nhạc do Connie Francis hát bằng tiếng Đức. Tôi không hiểu tiếng Đức nên không có thẩm quyền cố vấn. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đem tặng bài này cho Lili sẽ rất có điểm vì version tiếng Pháp nói về hai người tình yêu nhau cả đêm phía trước một đồn lính và cả chục năm sau kỷ niệm này vẫn còn được nhớ mãi. Có lẽ chàng là một quân nhân. Muốn chắc ăn thì nên tìm version tiếng Pháp vậy.

"Linda" * do Jan & Dean trình bày. Đây đúng là một bài để tặng cho người đẹp Linda. Theo tiếng Tây Ban Nha 'Linda' có nghĩa là duyên dáng. Tuy nhiên, nếu đã quen nhau rồi thì tặng bài này sẽ không thích hợp vì nội dung bài nói về một anh chàng mê cô Linda đắm đuối nhưng vẫn chưa làm quen được người đẹp.

"Little Jeanie" do Elton John trình bày.

""Little Latin Lupe Lu"" do The Kingsmen trình bày.

"Lola" do The Kinks trình bày.

"Lolita Ya Ya" do Nelson Riddle trình bày.

"Long Tall Sally" do Little Richard trình bày.

"Lucy In The Sky With Diamonds" do The Beatles trình bày.

"Maggie May" do Rod Stewart trình bày.

"Do You Know / Mahogany" do Diana Ross trình bày.

"Mandolay" do La Flavour trình bày.

"Mandy" do Barry Manilow trình bày.

"Maria Elena" do Los Indios Tabajaras trình bày.

"Marianne" do The Brothers Four trình bày.

"Marie" do The Bachelors trình bày.

"Marina" do Rocco Granata trình bày.

"Mary In The Morning" do Elvis Presley trình bày.

"Maybelline" do Johnny Rivers trình bày.

"Michelle" do The Beatles trình bày.

"Milord" do Bobby Darin trình bày.

"Misty" do Johnny Mathis trình bày.

"Misty Blue" do Dorothy Moore trình bày.

"Modesty Plays" do Sparks trình bày.

"Molina" do Creedence Clearwater Revival trình bày.

"Mon Amie La Rose" do Françoise Hardy trình bày.

"Mona Lisa" do Nat King Cole trình bày.

"Mustang Sally" do The Rascals trình bày.

"My Sharona" do The Knacks trình bày.

"My Tani" do The Brothers Four trình bày.

"Nadia's Theme" do Barry Devorzon trình bày.

"Nikita" do Elton John trình bày.

"Nina, Pretty Ballerina" do ABBA trình bày.

"Oh! Carol" do Neil Sedaka trình bày.

"Oh! Sherrie" do Steve Perry trình bày.

"Oh! Suzanna" do The Byrds trình bày.

"Paris Tu M'as Pris Dans Tes Bras" do Enrico Macias trình bày.

"Patches" do Dickey Lee trình bày.

"Patricia" do Perez Prado trình bày. Đây là một bài hòa tấu nên hoàn toàn thích hợp.

"Peg" do Steely Dan trình bày.

"Peggy Sue" do Buddy Holly trình bày.

"Penny Lane" do The Beatles trình bày.

"Penny Lover" do Lionel Richie trình bày.

"Polk Salad Annie" do Tony Joe White trình bày.

"Proud Mary" do Creedence Clearwater Revival trình bày.

""Rainy Night In Georgia"" do Brook Benton trình bày.

"Ramblin Rose" do Nat King Cole trình bày.

"Rhiannon" do Fleetwood Mac trình bày.

"Rosanna" do Toto trình bày.

"Rose Garden" do Lynn Anderson trình bày.

"Rose, Rose I Love You" do Frankie Laine trình bày.

"Roxanne" do The Police trình bày.

"Ruby Baby" do Dion trình bày.

"Ruby Tuesday" do The Rolling Stones trình bày.

"Runaround Sue" do Dion trình bày.

"Sade" do Kenny G trình bày. Đây là một bài hòa tấu rất romantic nên hoàn toàn thích hợp, tuyệt cú mèo.

"Santa Lucia" do Jerry Vale trình bày.

"Sara Smile" do Hall & Oates trình bày.

"Shannon" do Henry Gross trình bày.

"Sheila" do Tommy Roe trình bày.

"Sherry" do The Four Seasons trình bày.

"Susan" do The Buckinghams trình bày.

"Susie Q" do Creedence Clearwater Revival trình bày.

"Suzanne" do Françoise Hardy trình bày.

"Sweet Caroline" do Neil Diamond trình bày.

"Tammy" do Debbie Reynolds trình bày.

"Tell Laura I Love Her" do Ray Peterson trình bày.

"Valleri" do The Monkees trình bày.

"Venus In Blue Jeans" do Jimmy Clanton trình bày.

"Wake Up Little Susie" do The Everly Brothers trình bày.

"Walk Away Renée" do The Left Banke trình bày.

"What Will My Mary Say" do Johnny Mathis trình bày.

"Zelda's Theme" do Perez Prado trình bày. Đây là một bài hòa tấu nên hoàn toàn thích hợp. ♡