Thursday, February 26, 2009

Những Nhạc Sĩ Sáng Tác Việt Nam.

Tôi không có đủ khả năng liệt kê hết những nhạc sĩ sáng tác Việt Nam. Ở đây, chỉ viết về những nhạc sĩ sáng tác mà tôi đã từng cộng tác hoặc quen biết trong cuộc đời chơi nhạc. Danh sách được sắp theo thứ tự ABC căn cứ vào tên của mỗi nhạc sĩ.

Xin mời click vào tựa những bài nhạc có màu để nghe hoặc vừa xem vừa nghe qua YouTube hay các websites khác.

HUỲNH ANH (1932 - )











(Ảnh Trần Đăng Chí)
Biết Nói Gì Đây
Đời Tôi Chỉ Một Người
Em Gắng Chờ
Hai Mươi Năm Viễn Xứ
Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím
Kiếp Cầm Ca
Lạnh Trọn Đêm Mưa
Loan Mắt Nhung
Mưa Rừng - Đàm Vĩnh Hưng
Mưa Rừng - Phi Nhung
Nếu Anh Về Bên Em
Nếu Ta Đừng Quen Nhau
Rừng Lá Thay Chưa
Thành Phố Sương Mù
Thuở Ấy Có Em
Tiếng Ru Ngàn Đời

LÊ QUANG ANH (1928 - )
Thân phụ của nữ ca sĩ Connie Kim.










(Ảnh Trần Đăng Chí)

QUỐC ANH (1948 - )
Đến Pháp năm 1978, qua Mỹ năm 1995.










(Ảnh Trần Đăng Chí)
Em Còn Bé Lắm Anh Ơi - Tâm Đoan
Ngày Xuân Vui Tươi (Quốc Anh)
Thương Tình Còn Ở Cuối Sông (Quốc Anh)
Trong Lòng Em Đỗ Mưa - Tâm Đoan

NGUYỆT ÁNH ( - )











(Ảnh từ Internet)
Anh Vẫn Mơ Một Ngày Về
Một Lần Đi
Nắng Quê Hương
Sao Đành Xa Em

NGUYỄN ÁNH 9 (1940 - )











(Ảnh từ Internet)
Buồn Ơi Chào Mi - Bằng Kiều
Không - Elvis Phương

ANH BẰNG (1925 - )











(Ảnh từ Internet)
Nếu Vắng Anh - Ngọc Lan

NGỌC BÍCH (1925 - 2001)











(Ảnh từ Internet)
Mộng Chiều Xuân - Loan Châu
Mộng Chiều Xuân - Thanh Lan
Trở Về Bến Mơ - Thanh Lam

NGUYỄN TRUNG CANG (1947 - 1985)
Cùng với Lê Hựu Hà sáng lập ban nhạc Phượng Hoàng.








(Ảnh từ Internet)
Đêm Dài - Elvis Phương
Nắng Hạ - Kenny Thái
Thương Nhau Ngày Mưa - Quang Dũng & Cam Thơ

NGỌC CHÁNH ( - )











(Ảnh Trần Đăng Chí)
Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang (lời: Phạm Duy) - Elvis Phương

ĐINH TRUNG CHÍNH (1958 - )











(Ảnh Trần Đăng Chí)
Chúc Xuân
Đôi Bờ Tưởng Nhớ
Ngọn Nến Tình Yêu


HÙNG CƯỜNG (1935 - 1998)











(Ảnh từ Internet)
Cuộc Tình Buồn với tiếng hát Thanh Thúy trong băng nhạc "Thanh Thúy 19 - Mùa Khiêu Vũ"

PHẠM DUY (1921 - )











(Ảnh từ Internet)
Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà - Elvis Phương
Cây Đàn Bỏ Quên - Vũ Khanh
Ngày Xưa Hoàng Thị - Đoan Trang
Thuyền Viễn Xứ - Lệ Thu
Tiếng Sáo Thiên Thai - Khánh Ly & Lệ Thu

QUỐC DŨNG (1951 - )











(Ảnh từ Internet)
Biển Mộng - Bảo Yến
Cơn Gió Thoảng - Bảo Yến
Hoang Vắng - Bảo Yến
Mai - Lam Trường
Thoát Ly - Bảo Yến

TÙNG GIANG (1940 - 2009)
Được biết tên thật của Tùng Giang là Phạm Văn Lượng sinh ngày 17 tháng 11 năm 1940 tại Cambodia rồi theo gia đình về sinh sống và lớn lên tại Nha Trang. Người mẹ là một kịch sĩ cải lương mang tên Ba Được nên không gì lạ khi Tùng GIang mang nặng máu văn nghệ trong người. Lúc trưởng thành và đã thu thập được một số vốn liếng về âm nhạc, Tùng Giang bèn lặn lội vào Sài Gòn tìm chổ đứng trong vòm trời nghệ thuật ca nhạc. Trong thời gian đầu, Tùng Giang đã từng cộng tác với ban Dân Nam bên cạnh các ca kịch sĩ nổi tiếng thời đó như Túy Hoa, Túy Phượng...Với cái số luôn may mắn từ đào hoa đến nghề nghiệp cộng thêm tài năng, mức độ sáng kiến dồi giàu nên chẳng bao lâu Tùng Giang đã lên được đến đỉnh vinh quang cùng thời với những nhạc sĩ trẻ sáng tác khác của thế hệ trước 1975 như Nguyễn Trung Cang, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà, Đức Huy.
Có thể nói thành công lớn lao để đời của Tùng Giang là những cuốn băng 'Nhạc Trẻ Tùng Giang' xuất hiện vào những năm đầu của thập niên 70. Theo chân Jo Marcel, Tùng Giang đã cho ra đời một loạt những băng nhạc nói trên, trong đó tôi thích nhất là cuốn "Nhạc Trẻ Tùng Giang 2". Tôi vẫn còn nhớ trong một dịp đi du lịch đến Đà Lạt cùng với một nhóm bạn bằng xe van khoảng năm 1972, suốt đoạn đường từ Sài Gòn lên đến Đà Lạt, chúng tôi đã nghe đi nghe lại "Nhạc Trẻ Tùng Giang 2" biết bao nhiêu lần vẫn không biết chán. Qua Mỹ, tôi thường lái xe qua rất nhiều đoạn đường đèo, và cứ mỗi lần như thế là không thể nào quên được âm thanh của những bài nhạc ru hồn khi qua các đèo Bảo Lộc, Đà Lạt năm xưa.
(Ảnh Trần Đăng Chí)
Anh Đã Quên Mùa Thu - Tô Chấn Phong & Khánh Hà
Biết Đến Thuở Nảo - Dương Triệu Vũ
Biển Vắng - Bằng Kiều
Người Tình Người Đẹp Xinh Xinh - Thủy Tiên
Tôi Với Trời Bơ Vơ - Tuấn Ngọc













"Sinh Hoạt Nhạc Trẻ Tùng Giang 1"
Nối Vòng Tay Lớn - Khánh Ly & Minh Phúc
Bao Giờ Biết Tương Tư - Duy Quang
Thương Nhau Ngày Mưa - Elvis Phương
Ngậm Ngùi / Mộ Khúc - Julie Quang
Tôi Muốn - Tùng Giang
Tình Khúc Chiều Mưa - The Cats Trio
Bao Giờ Biết Tương Tư - Trần Vĩnh (alto sax solo)
Người Yêu Ơi Giã Biệt - Elvis Phương
Con Đường Tình Ta Đi - Duy Quang
Tuổi Đá Buồn / Diễm Xưa - Thanh Tuyền & Trung Nghĩa


















"Chương Trình Nhạc Trẻ Tùng Giang 2"
Biết Đến Thuở Nào - Duy Quang & The Dreamers
Hạ Trắng - Trần Vĩnh (alto sax solo)
Một Giấc Mơ - Trần Vĩnh (alto sax solo)
Bình Ca - Duy Quang & The Dreamers
Kiếp Du Ca - Elvis Phương & Phượng Hoàng
Mặt Trời Đen - Minh Xuân & Phượng Hoàng
Còn Chút Gì Để Nhớ - Duy Quang & The Dreamers
Thà Như Giọt Mưa - Duy Quang & The Dreamers
Cuộc Tình Xưa - Thanh Mai & The Blue Notes
Yêu Người, Yêu Đời - Tùng Giang & Phượng Hoàng
Biệt Khúc - Minh Xuân & The Musicmakers
Phiên Khúc Mùa Đông - Elvis Phương & Phượng Hoàng

"Nhạc Trẻ Tùng Giang 3"
Quán Bên Đường - Duy Quang
Sống Cho Qua Hôm Nay - Thanh Mai
Thu Ca Điệu Buồn - Julie
Những Gì Sẽ Đem Theo Vào Cõi Chết - Duy Quang
Mùa Thu Paris - Duy Quang
Tóc Mai Sợi Vắn Sợi Dài - Thanh Mai
Lời Người Điên - Tùng Giang
Cuộc Tình Xưa - Anh Khoa
Tình Khúc Trên Chiến Trường - Duy Quang

"Nhạc Trẻ Tùng Giang 4"
Chuyện Tình Buồn - Duy Quang
Hoang Vu - Tùng Giang
Biển Vắng - Duy Quang
Thoáng Mây Bay - Thanh Mai

"Nhạc Trẻ Tùng Giang 5"
Để Lại Cho Em - Duy Quang
Đêm Đã Sáng - Elvis Phương & Phượng Hoàng
Hoa Rụng Ven Sông - Tùng Giang & Duy Quang
Xuân Ca - Elvis Phương & Phượng Hoàng
Bay Đi Cánh Chim Biển - Khánh Hà
Mộng Du - Duy Quang
Nắng Hạ - Thanh Mai

TRƯỜNG HẢI (1938 - ) Quê Sóc Trăng. Trước năm 1975, phục vụ trong quân đội, ban văn nghệ Quân Vận.











(Ảnh từ Internet)
Tình Ca Người Đi Biển - Mai Lệ Huyền

LÊ HỰU HÀ (1946 - 2003)
Cùng với Ngyễn Trung Cang sáng lập ban nhạc Phượng Hoàng. Quê quán ở Biên Hòa. Tuy là học sinh Nguyễn Bá Tòng nhưng đã được sư huynh Vial mời tham gia ban nhạc kèn của trường Taberd xữ dụng đàn guitar, sinh viên đại học Văn Khoa cùng với một số ca nhạc sĩ khác như Thanh Lan, Hoàng Oanh, Đức Huy. Trước năm 1975, đã từng là sĩ quan ngành Quân Nhu trước khi giải ngũ vì lý do sức khỏe. (Ảnh Trần Đăng Chí)
Bài Ca Tuổi Trẻ - Elvis Phương & Khánh Ly
Chờ Một Tiếng Yêu - Hồng Ngọc
Cuộc Đời - Vũ Khanh
Đừng Trách Người Ơi - Thủy Tiên
Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời - Elvis Phương
Hãy Nhìn Xuống Chân - Elvis Phương
Hãy Nhìn Xuống Chân - Steel Owl
Hãy Vui Lên Bạn Ơi - Elvis Phương
Hãy Yêu Như Chưa Yêu Lần Nào - Khánh Hà
Huyền Thoại Người Con Gái - Elvis Phương
Lời Người Điên - Elvis Phương
Lời Trái Tim Muốn Nói - Minh Thuận & Phương Thanh
Ngỡ Đâu Tình Đã Quên Mình - Mỹ Tâm
Phiên Khúc Mùa Đông - Elvis Phương
Tôi Muốn - Elvis Phương
Trả Hết Cho Người - Vân Quang Long
Vào Hạ - Mỹ Linh
Vị Ngọt Đôi Môi - Nhật Lâm & Minh Thư
Yêu Em - Elvis Phương
Yêu Người Và Yêu Đời - Elvis Phương
Xin Được Tha Làm Người - Vũ Khanh

NGUYỄN VĂN HẠNH ( - )
Chân Trời Tím (lời: Trần Thiện Thanh) - Ngọc Minh

NGUYỄN HIỀN (1927 - 2005)
Sinh ra tại Hà Nội, bắt đầu sáng tác từ năm 18 tuổi, vào Nam và đã từng nắm giữ chức vụ cao cấp của Đài Truyền Hình Số 9 Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. sang Mỹ năm 1988, hoạt động rất hăng say cho cộng đồng Việt Nam tại Little Saigon và cho cả cộng đồng Hoa Kỳ tại thành phố Westminster, California. Đầu thập niên 90, cá nhân tôi được giao phó tổ chức một cuộc thi hát cho Chợ Tết Nguyên Đán ở Little Saigon, tôi liền mời nhạc sĩ cùng với các nhạc sĩ và nghệ sĩ khác như Ngọc Bích, Lê Quang Anh, Hoàng Long và Lệ Thu làm giám khảo. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền đã không ngại thì giờ và công việc bận rộn, hết lòng đến giúp tôi hoàn thành cuộc thi hát được thành công mỹ mãn. Công ơn đó tôi không bao giờ quên được. (Ảnh từ Internet)
Anh Cho Em Mùa Xuân (thơ: Kim Tuấn) - Thu Phương & Huy MC
"Mái Tóc Dạ Hương" (thơ: Đinh Hùng)
"Ngàn Năm Mây Bay"
"Người Em Nhỏ'. (thơ: Thiệu Giang) Sáng tác đầu tiên.
"Ý Nhạc Chiều"

TRẦN HOÀN (1928 - 2003)











(Ảnh từ Internet)
Lời Người Ra Đi - Phi Nhung
Sơn Nữ Ca - Sĩ Phú


ĐỨC HUY (1947 - )











(Ảnh Trần Đăng Chí)
Bay Đi Cánh Chim Biển - Đức Huy
Chiều Hôm Nay - Lâm Thúy Vân
Chiều Thứ Ba - Kiều Nga
Để Quên Con Tim - Đức Huy
Đường Xa Ướt Mưa - Đức Huy
Giống Như Tôi - Đức Huy
Luôn Luôn Mãi Mãi - Lâm Thúy Vân
Màu Mắt Nhung - Đức Huy
Người Tình Trăm Năm - Đức Huy
Như Đã Dấu Yêu - Ngọc Lan
Tiếng Mưa Đêm - Đức Huy
Trái Tim Ngục Tù - Lâm Thúy Vân
Và Con Tim Đã Vui Trở Lại - Đức Huy

JO MARCEL ( - )











(Ảnh từ Internet)
Ngày Đó - Anh Tú

TUẤN KHANH (1933 - )











(Ảnh từ Internet)
Chiếc Lá Cuối Cùng - Tuấn Ngọc
Hoa Soan Bên Thềm Cũ - Thanh Lan (audio)
Hoa Soan Bên Thềm Cũ - Thanh Lan (video)
Nỗi Niềm - Thái Hiền
Quán Nửa Khuya - Thanh Thúy


PHAN KIÊN ( - )
Phù Du - Don Hồ

THANH LAN (1949 - )
Thanh Lan là một ngôi sao ca nhạc vụt sáng vào năm 1966 cùng lúc với sự ra đời của Đài Truyền Hình Số 9 tại Sài Gòn. Lúc ấy, Lan vẫn còn là một nữ sinh của trường Pháp Marie Curie nên khi ca hát trong giới thân hữu hay được gọi là Cathy Thanh Lan rồi sau này là Catherine Thanh Lan.

Thời đó, những ban nhạc trẻ trình diễn ở các clubs Mỹ Long Bình đòi hỏi phải có nữ ca sĩ nên ban Hải Âu chúng tôi đi tìm mãi mới được Trường Kỳ giới thiệu cho một cô ca sĩ mới vào nghề tên là Thanh Lan. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ ngày tôi đến nói chuyện với Thanh Lan. Cô bảo chuyện ca hát thì dễ thôi nhưng có cái ông kia rắc rối lắm phải nói qua mới được, tôi tưởng là cha của Thanh Lan nhưng khi hỏi ra thì đó là nhạc sĩ N.P.P., người bạn trai của Thanh Lan lúc bấy giờ, nhà chỉ cách có mấy căn. Tôi đành phải bước qua nói chuyện rồi mọi việc đều được chấp thuận nghiêm nghị và thông cảm.

Với tài nghệ trời cho thì chuyện dợt nhạc của Thanh Lan và ban nhạc Hải Âu dễ như ăn cơm xường. Chỉ có một chuyện nhỏ là đi đứng. Ban Hải Âu chúng tôi là một ban nhạc nhà nghèo, không phải như một số các ban nhạc trẻ con nhà giàu có tiền mua sắm nhạc cụ đắc tiền. Ráng lắm, chúng tôi mới sắm được nhạc cụ rẻ tiền cho mỗi cá nhân, còn amplifier máy móc và nơi dợt nhạc chúng tôi phải nhờ đến Trường Mù của sư huynh Vial tọa lạc tại ngả sáu góc Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Trần Quốc Toản, Yên Đỗ gần Quân Vụ Thị Trấn....
(Ảnh Trần Đăng Chí)
Ru Đêm - Thanh Lan

TÔN THẤT LẬP (1942 - )











(Ảnh từ Internet)
Trò Chơi - Châu Tuấn & Thủy Tiên

ĐỖ LỄ (1941 - 1997)











(Ảnh từ Internet)
Sang Ngang - Đức Minh

NHẬT NGÂN ( - )











(Ảnh từ Internet)

HOÀNG NGUYÊN (1932 - 1973)











(Ảnh từ Internet)
Ai Lên Xứ Hoa Đào - Quang Dũng
Anh Đi Mai Về - Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết
Anh Đi Về Đâu - Ái Vân
Bài Tango Cho Riêng Em - Tuấn Đạt
Bài Thơ Hoa Đào - Khánh Ly
Cho Người Tình Lỡ - Ngọc Lan
Duyên Nước Tình Trăng
Đường Nào Em Đi - Thanh Hà
Đường Nào Lên Thiên Thai - Thanh Thúy
Em Chờ Anh Trở Lại - Như Quỳnh
Lá Rụng Ven Sông - Sơn Ca
Lời Dặn Dò
Lời Người Ở Lại
Sao Em Không Đến - Tuấn Đạt
Tà Áo Tím - Tuấn Anh
Thuở Ấy Yêu Nhau - Như Quỳnh
Tiếng Hai Đêm - Quang Lê

MẶC THẾ NHÂN ( - )











(Ảnh từ Internet)
Tương Tư 4 - Sĩ Phú

TRUNG NHẬT (1938 - )











(Ảnh Trần Đăng Chí)
Chiều Xưa - Quang Linh
Nhớ Quá Tiền Giang - Trung Hậu
Tiền Giang Quê Tôi - Hoàng Lan
Về Miền Hậu Giang
Xa Huế - Hương Lan
Xuân Tình - Xuân Phú

BẢO PHÚC (1958-2009)











(Ảnh từ Internet)
Có Nụ Hoa Hồng Bỗng Gọi Tên Anh - Hồng Nhung
Dòng Sông Không Trở Lại - Mỹ Lệ
Gót Hồng - Lam Trường
Kẻ Rong Chơi Cuối Thế Kỷ - Quang Minh
Khi Đời Có Em
Nắng Hồng Soi Mắt Em
Những Nẻo Đường Phù Sa
Nụ Hồng Lẻ Loi - Thái Hiền
Tình Mãi Xanh

LAM PHƯƠNG (1937 - )











(Ảnh từ Internet)
Bài Tango Cho Em - Khánh Ly
Bé Yêu
Biết Đến Bao Giờ - Như Quỳnh
Biển Sầu
Biển Tình
Bọt Biển
Bức Tâm Thư - Như Loan & Ngọc Loan
Buồn
Buồn Chi Em Ơi
Buồn Không Em
Chiều Hành Quân - Trường Vũ
Chiều Hoang
Chiều Hoang Vắng
Chiều Tàn
Chiều Tây Đô - Phi Nhung
Chỉ Có Em
Cho Em Quên Tuổi Ngọc
Chờ Một Ngày
Chờ Người - Lệ Quyên
Chung Mộng
Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Tâm Đoan
Chuyện Buồn Ngày Xuân
Cỏ Úa
Duyên Kiếp
Đánh Mất Đêm Vui
Đà Lạt Cô Liêu
Đèn Khuya
Đêm Dài Chuyến Tuyến
Đoàn Người Lữ Thứ
Đừng Để Tôi Biết Em Dối Gian
Đường Về Quê Hương
Em Đi Rồi
Giòng Lệ
Giọt Lệ Sầu
Giọt Lệ Tình
Hạnh Phúc Trong Tầm Tay
Khóc Thầm
Khúc Ca Ngày Mùa
Kiếp Nghèo - Như Quỳnh
Kiếp Tha Hương
Kiếp Ve Sầu
Lá Thư Miền Trung
Lầm
Lạy Trời Con Được Bình Yên
Lời Yêu Cuối
Mất
Mình Mất Nhau Bao Giờ
Một Chuyến Bay Đêm
Một Đời Tan Vỡ
Một Mình
Một Thời Hoa Mộng
Mùa Thu Yêu Đương
Mưa Lệ
Nắng Đẹp Miền nam
Ngày Buồn
Ngày Em Đi
Ngày Hạnh Phúc
Ngày Tạm Biệt
Nhạc Rừng Khuya - Trúc Mai
Như Giấc Chiêm Bao
Niềm Vui Không Trọn Vẹn
Nửa Đời Gian Khổ
Nửa Đời Yêu Em
Phút Cuối
Rừng Khuya
Rừng Xưa
Say
Tan Vỡ
Tàn Thu
Tạ Ơn Mẹ
Thành Phố Buồn - Sơn Tuyền
Thiên Đàng Ái Ân
Thu Đến Bao Giờ
Thu Sầu - Lưu Hồng
Tim Vỡ
Tình Anh Lính Chiến
Tình Bơ Vơ
Tình Chết Theo Mùa Đông
Tình Đau
Tình Đẹp Như Mơ
Tình Đời
Tình Nghĩa Đôi Ta
Tình Như Mây Khói
Tình Vẫn Chưa Yên
Tình Yêu Màu Tím
Trăm Nhớ Ngàn Thương
Trăng Thanh Bình - Duy Khánh
Từ Lúc Em Đi
Tuyết Muộn
Vùng Trời Ngày Đó
Xa
Xin Thời Gian Qua Mau
Xót Xa
Yêu Nhau Bốn Mùa
Yêu Thầm

LÊ UYÊN PHƯƠNG (1941 - 1999)











(Ảnh từ Internet)
Cho Lần Cuối - Lê Uyên & Phương
Hãy Ngồi Xuống Đây - Lê Uyên & Phương
Lời Gọi Chân Mây - Lê Uyên & Phương
Tình Khúc / Vũng Lầy - Lê Uyên & Phương
Vũng Lầy Của Chúng Ta - Lê Uyên & Phương

VIỆT PHƯƠNG (1949 - )









(Ảnh từ Internet)
Cánh Nhạn Dạt Trôi - Mai Hậu
Đông Tha Phương - Thái Châu
Đời Như Dòng Nước - Vân Khanh
Em Nỡ Nào Lại Quên - Việt Phương
Khúc Tự Tình Mùa Đông - Mai Hậu
Lost In Clouds - Joan Rochette
Lối Cũ Chờ Mong - Vân Khanh
The Returning of Christ - Kathlyn Davis
Tìm Em Ở Đâu - Vân Khanh
Vương Khói Lam Nhà Ai - Thái Châu
Winter Away From Home - Cody Lyons

DUY QUANG ( - )

Con trai trưởng của nhạc sĩ Phạm Duy.








(Ảnh từ Internet)
Kiếp Đam Mê - Duy Quang

TRẦN NGỌC SƠN ( - )
Hạnh Phúc Lang Thang - Lệ Thu

THANH SƠN (1938 - ) Quê Sóc Trăng. Trước năm 1975, phục vụ trong quân đội, ban văn nghệ Quân Vận.











(Ảnh từ Internet)
Mười Năm Tái Ngộ - Phương Dung

TRỊNH CÔNG SƠN (1939 - 2001)
Lần duy nhất trong đời tôi gặp nhạc sĩ tại nhà hàng Givral ở Sài Gòn vào năm 1995. Vốn vẫn mang hoài bảo được chụp ảnh chân dung của nhạc sĩ nên khi gặp là tôi vào đề ngay, nhạc sĩ rất vui vẻ đồng ý, cho tôi số điện thoại để liên lạc, nhưng rồi tôi gọi mãi vẫn không được nói chuyện. Sau đó, tôi không đủ kiên nhẩn để đeo đuổi ý nguyện cho đến khi nhạc sĩ qua đời vào nhiều năm sau.

(Ảnh từ Internet)
Một Cõi Đi Về - Trịnh Công Sơn
Biển Nhớ - Khánh Ly

TRẦN THIỆN THANH / NHẬT TRƯỜNG (1942 - 2005)











(Ảnh từ Internet)
Biển Mặn - Quang Lê
Chuyện Hẹn Hò - Ngọc Minh
Không Bao Giờ Ngăn Cách - Trường Vũ
Tuyết Trắng - Sĩ Phú

ĐAN THỌ (1924 - )











(Ảnh từ Internet)
Bóng Chiến Y
Bóng Quê Xưa (Đan Thọ và Nhật Bằng)
Chiều Tím - Ngọc Lan
Dương Cầm
Minosa Thôi Nở / Chuyện Chúng Mình
Tình Quê Hương
Vọng Cố Đô (Đan Thọ và Nhật Bằng)
Xa Quê Hương (Đan Thọ và Xuân Tiên)

DƯƠNG THỤ (1943 - )











(Ảnh từ Internet)
Bay Vào Ngày Xanh - Mỹ Linh

TRẦN VĂN TRẠCH (1924 - 1994)
Sinh quán ở Mỹ Tho, có anh ruột là giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê và cháu kêu bằng chú là giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải, con của Trần Văn Khê. Người miền Nam nên Trần Văn Trạch có khiếu đàn và ca vọng cổ rất mùi. Sau một thời gian làm ăn buôn bán ở Vĩnh Kim không được phát đạt, khoảng năm 1947, ông lên Sài Gòn gia nhập làng tân nhạc trình diễn tại các phòng trà và đi dần vào khuynh hướng nhạc hài hước do nhạc sĩ Lê Thương khởi xướng, rồi sau đó ông tự sáng tác với tác phẩm đầu tay "Anh Phu Xích Lô". Ngoài ra đôi khi ông còn sửa lời của một vài ca khúc nổi tiếng thành lời ca hài hước như "Lỡ Chuyến Đò" của nhạc sĩ Anh Việt: "Đời nghệ sĩ lăn lóc xuống mương, ba ngày sau vớt lên sình chương, sình thì sình em vẫn cứ thương, thương thì thương nhưng cứ sình chương." Điểm oái oăm thay bài nhạc để đời của Trần Văn Trạch "Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia" lại được dân chúng sửa lời từ "Kiến Thiết Quốc Gia giúp đồng bào ta mua lẫy xe nhà giàu sang mấy hồl" thành hài hước "Kiến Thiết Quốc Gia lấy vợ người ta vô khám Chí Hòa ngồi chơi mấy ngày."
Vào khỏang năm 1950, ông sáng lập ban 'Sầm Giang' với một số ca sĩ nổi tiếng như Linh Sơn, Tâm Vấn...trình bày trên Đài Phát Thanh Pháp Á. (Ảnh từ Internet)
Ba Giờ Khuya - Trần Văn Trạch
Cái Đồng Hồ Tay - Trần Văn Trạch
Cây Bút Máy - Trần Văn Trạch
Chiều Mưa Biên Giới - Trần Văn Trạch
Chuyến Xe Lửa Mùng Năm - Trần Văn Trạch
Chủ Nhật Buồn - Trần Văn Trạch
Đá Banh - Trần Văn Trạch & Việt Hùng
Đọc Báo Ngày Xuân - Trần Văn Trạch
Tai Nạn Telephone - Trần Văn Trạch
Tơ Sầu - Trần Văn Trạch
Xe Hơi - Trần Văn Trạch & Việt Hùng
Xổ Số Kiến Thiết - Trần Văn Trạch

TRẦN TRỊNH (1937 - )









(Ảnh Trần Đăng Chí)
Lệ Đá - Lệ Thu
Tiếng Hát Nữa Vời - Thanh Hà

NGỌC TRỌNG ( - )
Em trai của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn.










(Ảnh từ Internet)
Anh Còn Chờ
Anh Vẫn Cần Em
Ân Tình Mong Manh
Buồn Vương Màu Áo - Lệ Thu
Dáng Xưa Về Đâu
Đêm Cô Đơn
Em Vẫn Cần Anh - Ngọc Lan
Hai Mươi Năm Gặp Lại
Hương Yêu
Kỷ Niệm Buồn
Kỷ Niệm Gặp Gỡ
Mưa Chiều Hoàng Hôn
Ngày Êm Đềm
Người Tình Xa Cách
Sầu Vương Khói Mây
Tình Cuồng Điên
Tình Hư Ảo
Tình Trong Phút Giây - Ngọc Lan
Tình Trong Dĩ Vãng
Vắng Bóng Em

NGUYỄN THANH TÙNG (1945 - )









(Ảnh Trần Đăng Chí)
Bến Yêu Đương
Men Tình
Ngưỡng Cửa Hoàng Hôn
Nụ Hôn Cuối Đời - Trương Ngọc Ánh
Từ Dạo Em Đi
Xin Giấc Mơ Đừng Tàn

ANH VIỆT (1927- 2008)
Tên thật là Trần Văn Trọng, nguyên đại tá cục trưởng Cục Quân Cụ.










(Ảnh từ Internet)
Ai Xuôi Biên Thùy
Bến Cũ - Hùng Cường
Bến Cũ - Lệ Uyên
Chiều Trong Rừng Thẳm
Lỡ Chuyến Đò
Lúa Vàng
Một Chuyến Đi
Rồi Ngàn Sau
Thơ Ngây - Vũ Khanh

XUÂN VINH (1943 - 2009)
Nhạc sĩ Xuân Vinh là tay keyboard hiền hậu nhất trong làng chơi nhạc Sài Gòn của thời trước năm 1975. Gia đình nhà anh là hiệu thuốc Kim Tân nằm trên đường Hai Bà Trưng, ngang chợ Tân Định. Lần đầu tiên tôi có dịp cộng tác với anh là ở vũ trường 'Xuân' nằm trên đường Nguyễn Biểu, Chợ Quán vào năm 1971. Tôi chỉ còn nhớ thành phần ban nhạc và ca sĩ lúc đó có Xuân Vinh: keyboard, Quốc Toản: drums, tôi Đăng Chí: bass, Hương Lan: ca sĩ lúc đó mới vào nghề. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ nét mặt hiền hòa của Xuân Vinh lúc nào cũng nỡ nụ cười trên môi, mắt anh hay chớp chớp, ăn nói rất ngắn gọn và hàng đêm thường hay hát bài "Cuộc Tình Đã Mất" lúc đó anh mới vừa sáng tác. Một vài năm sau, tôi lại có dịp chơi nhạc chung với Xuân Vinh tại một vũ trường trong villa mà tôi không còn nhớ tên nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại nơi cư ngụ của nữ ca sĩ Jeannie Mai. Thành phần lần đó có Xuân Vinh: keyboard, Ngô Thanh Hùng: sax, Minh: drums, tôi Đăng Chí: bass, Carol Kim: ca sĩ. (Ảnh từ Internet)
Cuộc Tình Đã Mất - Khánh Ly

Y VŨ (1940 - )
Em trai của nhạc sĩ Y Vân.








(Ảnh từ Internet)
Thủy Thủ Và Biển Cả - Hùng Cường

TRƯƠNG HOÀNG XUÂN (1939 - )











(Ảnh từ Internet)
Xé Thư Tình - Trường Vũ

(còn tiếp)

Sunday, February 22, 2009

Nhạc Hòa Tấu.

NHẠC 'HAUNTING'
Đây là những bài nhạc khi nghe xong vẫn còn muốn nghe nữa và nghe nữa. Tôi vẫn chưa biết phải phiên dịch 'haunting' ra tiếng Việt như thế nào cho sát nghĩa. Từ ngữ 'haunting' không phải do tôi đặt ra mà do tôi nghe được từ các DJs của các đài phát thanh ở Mỹ.

Tựu chung, những bài nhạc này có cái gì đó hớp hồn, đi vào tận trái tim của người nghe, hay nói thật giản dị hơn, những bài nhạc này nghe rất 'phê'.

Cho đến nay, tôi chỉ mới chọn được có 8 bài nhạc xứng đáng với danh hiệu 'haunting music' theo ý của một số DJs Mỹ và theo ý riêng của tôi.

Về phương tiện để mọi người có thể nghe được từ blog này thì chỉ có YouTube là thông dụng nhất. Còn các sites khác thì tôi chưa được biết đến. Nếu bạn nào biết, xin vui lòng chỉ dẫn để chúng ta có thể cùng thưởng thức những tác phẩm để đời này.

Xin mời click vào tên những bài nhạc dưới đây để nghe.

"The Lonely Shepherd" - Zamfir

Tên của bài nhạc này được tôi tạm dịch là "Người Chăn Cừu Cô Độc". Tôi dùng chữ chăn cừu thay vì mục đồng hay chăn con vật gì khác vì tôi nghĩ rằng chăn cừu rất thích hợp ở xứ Rumania. Nghe tiếng pan flute của Zamfir là liên tưởng ngay đến tiếng gió rít qua các đồi núi làm tê tái người chăn cừu cô độc.

Lần đầu tiên tôi nghe bài này vào đầu thập niên 80 trên đài FM khi đang làm việc cho một công ty dầu hỏa ở vùng Los Angeles. Bị lôi cuốn ngay và sợ không biết chừng nào mới được nghe lại nữa nên khi bài nhạc vừa dứt là tôi chụp ngay điện thoại để gọi đến đài phát thanh hỏi tay DJ xem bài nhạc này tên gì và do ai trình bày.

Được biết tên bài không gì trở ngại nhưng tên của nhạc sĩ trình bày thì rất xa lạ. Khi ra tiệm dĩa để mua CD thì mới biết đây là một nhạc sĩ nổi tiếng chuyên xữ dụng pan flute ở xứ Rumania, quê hương của Nadia Comaneci nổi tiếng kỳ Thế Vận Hội Montreal 1976.

Nadia Comanenci, nữ lực sĩ tuổi mới lớn đã phá kỹ lục, lần đầu tiên đạt được số điểm toàn vẹn 10 trên 10, đến nổi bảng ghi điểm thời đó chưa có số 10 nên phải ghi là 1.00. Hình ảnh cô bé xinh xắn, dễ thương đã làm xao xuyến hàng triệu triệu khán giả khắp năm châu.

Một phần lớn cũng nhờ bài nhạc rất đáng được xếp hàng vào 'haunting music' lấy ra từ phần nhạc mỡ đầu của một soap opera tên là "The Young and the Restless" do Barry De Vorzon trình bày. Trong Thế Vận Hội, Nadia đã biễu diễn thể dục quá tuyệt vời nên được network ABC làm montage trở lại với nền bài nhạc nói trên và đã làm cho công chúng Mỹ say mê cuồng nhiệt. Từ đó trở đi, bài nhạc được gọi là Nadia's Theme.

"Nadia's Theme / The Young and the Restless" - Barry De Vorzon

Tôi đã từng bị bài "The Lonely Shepherd" ru hồn như thế nào nên về sau này, khi đạo diễn Quentin Tarantino mang bài nhạc vào phim "Kill Bill" thì tôi không ngạc nhiên vì đạo diễn tài ba trẻ tuổi này chuyên đưa những bài nhạc thật độc đáo vào phim của ông ta, khi xem qua vài phút đầu là đã có cảm tình rồi.

Quentin Tarantino và Uma Thurman, nữ tài tữ được ưa chuộng nhất của nhà đạo diễn, từ "Pulp Fiction" đến "Kill Bill".

"Dolannes Melodie" - Jean-Claude Borelly


"The Windmills of your Mind" - Alison Moyet

"The Windmills of your Mind" - All Angels

"The Windmills of your Mind" - George Davidson


Bài nhạc do Michel Legrand sáng tác được lồng cho cả hai phim "The Thomas Crown Affair" (1968) với Steve McQueen và Faye Dunaway, "The Thomas Crown Affair" (1999) với Pierce Brosnan và Rene Russo. Tôi thấy Dusty Springfield hát bài này có hồn nhất nhờ vào chất giọng truyền cảm hiếm có. Rất tiếc YouTube không có bài này nên xin nghe tạm phần trình bày của Alison Moyet, nhóm All Angels, và slide show với tiếng đàn dương cầm của George Davidson.

"Hymne / Opera Sauvage" - Vangelis


Nếu các bạn nào đã từng sinh sống ở vùng West Coast vào những năm đầu của thập niên 80 chắc hẳn còn nhớ cái quảng cáo trên TV của loại rượu champagne hiệu 'André'. Đây là loại rượu rẻ tiền, chỉ có hơn $1.00 một chai, các đám tiệc thường chưng ra cho có hình thức chẳng mấy ai thèm uống vì uống vào đã dỡ ẹt lại còn bị nhức đầu nữa. Nhìn vào bề ngoài của chai rượu thấy rất sang trọng không thua gì chai Martini Rossi Spumanti có giá gấp mười lần. Mỗi khi dịp lễ Giáng Sinh sắp đến là loạt quảng cáo rượu André được chiếu rất thường xuyên trên TV. Chỉ cần hình ảnh nhản hiệu André cùng với bài nhạc "Opera Sauvage" của Vangelis là đủ sức lôi cuốn khán giả rồi.

Nói đến chuyện cá nhân một chút. Khi anh bạn và tôi mở party ở San Francisco vào những năm đó, chúng tôi mua một lô rượu André ngâm với nước đá đầy một thùng để đựng rác to tướng cho khách khứa uống. Xong chúng tôi nhét một chai Martini Rossi Spumanti xuống tận cùng đáy thùng dự tính rằng để khuya khi tan party sẽ uống sau. Nào ngờ mấy tay khách dân chơi thứ thiệt họ chê André và mò mẩm để tìm cho được thứ gì khá hơn. Thế là chai rượu quí của chúng tôi bị đem ra chơi hết nên đến khuya, anh bạn và tôi không còn gì ngon để uống nữa.

"Matsuri" - Kitaro


"The Ruins of Sonora" - Keiko Matsui


Những bài nhạc chưa tìm được web site để nghe:

"Midnight Blue" - Caravelli


Có thể nói vùng Los Angeles có nhiều đài phát thanh nhất nước Mỹ, AM lẩn FM. Mấy ông DJs lựa toàn những bản nhạc hay nên khi lái xe nghe được bài nào hay là phải lo nhớ kỷ lúc đó mấy giờ mấy phút để khi về nhà gọi cho đài phát thanh hỏi xem họ đã để bài gì. Thời đó làm gì có cellular phone như bây giờ, lại còn phải chạy ra tiệm mua cho được bài mình thích chứ làm gì có màn e-mail xin xỏ bạn bè hay download...

Bài "Midnight Blue" tôi đã đi tìm khắp nước Mỹ cũng chẳng thấy vì là ban nhạc Pháp. Lần đầu tiên có dịp đi Paris vào năm 1989, thấy được cái CD có bài này là mừng húm nên đành bóp bụng bỏ ra khoảng $20.00 hơn để chỉ mua cho được bài này. Vật giá ở Pháp quá đắt đỏ, cái gì giá cũng gần như gấp đôi.

Được biết bài nhạc này lấy từ nhạc cổ điển của Tchaikovsky và đối với tôi, phần hòa âm của Caravelli đã làm cho bài nhạc nghe thật phê.

"Norwegian Mood" - Oystein Sevag (sample only)


(còn tiếp)