Thursday, August 30, 2007

Nantida.

Năm 1990 là năm khởi sắc của tôi về phương diện nhiếp ảnh. Lần đầu tiên trong đời, tôi đã bỏ ra một số tiền khá lớn để tậu cho mình giàn máy Nikon F4S và mấy cái ống kính loại thượng hạng. Kế đó, tôi gia nhập trở lại hàng ngủ nhóm Photo Day vùng Nam California sau một thời gian vắng bóng. Nhóm này thường xuyên tổ chức những buổi chụp hình người mẫu. Trong môi trường này, tôi đã học hỏi được rất nhiều và làm quen với nhiều tay cầm máy trong đó có một người Thái đã hướng dẫn tôi đến với cộng đồng Thái Lan ở Los Angeles.

Hàng năm, cộng đồng Thái Lan ở đây có tổ chức những cuộc thi hoa hậu. Lần đó, tôi đem theo camera và camcorder để chụp và thu hình cuộc thi hoa hậu sinh viên Thái đến từ khắp Hoa kỳ. Mãi mê với sắc đẹp của các thí sinh nên tôi không chú ý gì đến một nữ ca sĩ trình diễn tối hôm đó. Khi về nhà xem lại video tape thì tôi mới nhận ra là nữ ca sĩ này quá tuyệt vời. Hỏi ra mới được biết đó là Nantida, nữ ca sĩ hàng đầu của Thái Lan đã từ Bangkok qua phụ diễn cho cuộc thi hoa hậu.



Tôi liền phóng lớn hai tấm ảnh chụp lúc Nantida đang trình diễn và chờ có dịp sẽ tìm cách liên lạc với nữ ca sĩ Thái trứ danh này. Cuối năm 1991, gần đúng một năm sau, nhân dịp đi nghỉ hè ở Bangkok, Thái Lan tôi đem theo hai tấm ảnh và hỏi nhân viên khách sạn nơi tôi ở xem có cách nào liên lạc được với Nantida hay không? Họ cho biết là gia đình của Nantida có mở một nhà hàng ca nhạc và Nantida có trình diễn ở đó. Tôi không nói được tiếng Thái nên nhờ nhân viên khách sạn gọi hộ cho tôi. Sau nhiều lần liên lạc không xong nhưng do tôi kiên nhẩn yêu cầu nên cuối cùng rồi cũng nói chuyện được với gia đình của Nantida và tôi hẹn sẽ đến gặp để tặng ảnh cho Nantida.

Tối hôm đó, tôi đi taxi đến nhà hàng ca nhạc của gia đình Nantida, tôi không nhớ tên là gì, có thể là 'Nantida' cũng không chừng. Đó là một nhà hàng ca nhạc lịch sự ấm cúng vừa đủ sang trọng để thực khách hoặc khán giả cảm thấy nơi đây giá cả vừa phải. Lẽ dĩ nhiên là tôi đến khá sớm để mong có dịp nói chuyện với Nantida thoải mái hơn. Ngồi chờ một lúc thì Nantida xuất hiện, vẫn với nét tươi trẻ và duyên dáng như lúc tôi gặp ở Los Angeles năm trước. Lần này, tôi còn được bắt tay Nantida, bàn tay thật mềm mại và xinh xắn. Tôi không rành về tướng số nhưng tôi đoan chắc rằng cuộc đời của nữ ca sĩ này sẽ nhiều hạnh phúc.

Hai tấm ảnh được Nantida đón nhận thật vui vẻ, tôi nói thêm là tặng Nantida một tấm và yêu cầu Nantida viết ít chử cho tấm kia để tôi giử làm kỹ niệm. Sau khi trao đổi một vài câu chuyện thì Nantida xin phép được lui vào trong để chuẩn bị trình diễn. Tôi cảm thấy rất thơ thới là chuyến đi Thái Lan lần đầu tiên trong đời của mình được thành tựu như mong muốn.

Theo lối trinh diễn của các phòng trà ca nhạc bên Thái Lan, mỗi ca sĩ hát luôn nửa giờ đồng hồ rồi đổi qua ca sĩ khác, chứ không như ở Việt Nam, mỗi ca sĩ hát một hay hai bài rồi vọt. Tôi ngồi nghe nhạc thưởng thức chừng vài ca sĩ thì thấy sân khấu không có ca sĩ nhưng vẫn nghe hát tiếng Anh. Tôi nghỉ là đến giờ break nên họ để nhạc đỉa. Đèn trong phòng trà thì vẫn mờ tối. Bổng nhiên, tôi cảm thấy có một bàn tay phụ nữ đặt thật nhẹ lên vai tôi. Khi quay lại, tôi nhận ra là Nantida, một tay cầm cordless microphone đang hát với ban nhạc, còn tay kia cầm tấm hình trao cho tôi cùng với nụ cười nhẹ nhàng và trìu mến. Xong, Nantida tiếp tục bước lên sân khấu và hát thêm nhiều bài khác bằng tiếng Thái và tiếng Anh. Nantida hát tiếng Anh rất chuẫn, xứng đáng là một ca sĩ tầm cỡ quốc tế. Tối hôm đó, tôi nhận thấy Nantida không đi tới lui nhiều như lúc trình diễn ở Los Angeles, có lẽ vì đây là một phòng trà chứ không phải sân khấu lớn.

Lúc đèn bật sáng, tôi đọc được giòng chử của Nantida ghi trên tấm ảnh:
"Mr. Chi really nice to know you and meet you in Bangkok.
Hope to see you here again in Bangkok or maybe in L.A.
Love
Nantida".

Sau một thời gian rất dài, tôi mới có dịp trở lại Bangkok vào năm 2005. Hỏi về Nantida, được biết nữ ca sĩ này vui sống hạnh phúc với chồng. Giới trẻ Thái bây giờ ngưởng mộ những ca sĩ của thế hệ mới. Những nhạc phẩm nổi tiếng của Nantida:

Wimarn Din
Bong Bawk (Telltale Tears)
Hak Jai Hai Leum
Gep Wai Nai Jai Gaw Por
Kor Meu Ter Noi (Let Me Hold Your Hand)
Mai Tongkan Hen Bang Kon
Kor Pen Kon Neung (Let Me Be The One)
Kwam Rak See Dum
Faa Yang Mong Row (The Sky Is Still Watching Us)
Lakorn Chahk Sutai
Kian Wai Kang Tieng (I'll Write It By My Bed)
Bauk Noy Dai Mai (Could You Tell Me)



Trong video này, ngoài Nantida trình bày nhạc phẩm 'Kian Wai Kian Tieng' ra, còn có sự tham dự của cựu Hoa Hậu Hoàn Vũ 1988 Porntip Nakhirunkanok làm giám khảo cho cuộc thi. ♡

Ban Nhạc Saigon By Night.

Vào năm 1987, tôi có dịp sinh hoạt âm nhạc trở lại sau mấy năm tạm ngưng hoạt động. Lần này, tôi cộng tác với ban nhạc 'Saigon By Night' do nhạc sĩ Lê Quang Anh làm trưởng ban nhạc.

Thành phần gồm có:
Lê Quang Anh: sax, keyboard
Ngô Thanh Hùng: sax
Nguyễn Trung Lập: guitar
Trần Đăng Chí: bass, vocal
Huỳnh Kim Sơn: drums

Ca sĩ cộng tác thường xuyên với Saigon By Night là Ngọc Mỹ.

Năm đó, Saigon By Night trình diễn thường trực mỗi week-end ở vũ trường Tango tại San Diego. Vào những long week-ends, Saigon By Night thường hay có show ở các thành phố lớn trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ: Hawaii, San Jose, Dallas, Houston, New Orleans, Washington DC...



Những lần đi chơi nhạc ở xa rất vui nhưng không được ngủ nghê bao nhiêu vì còn phải dành thì giờ để bay cho kịp; tối nay ở thành phố này, tối mai lại ở thành phố khác. Chơi nhạc đến 2 giờ sáng, đi ăn uống, về hotel chỉ ngủ được vài tiếng rồi phải ra phi trường... ♡

Ngõ Nhà Ai.


Trên những nẻo đường rong ruổi phiêu baṭ, tôi thường hay ghi laị những tấm ảnh mà người xem không khỏi phải bồi hồi cảm xúc rồi liên tưởng đến môṭ điề̀u gì đó, chẳng hạn như xa cách, nhớ nhung…

Mỗi tấm ảnh đều mang môṭ sắc thái riêng của nó, từ ánh sáng đến màu sắc, đường nét để nói lên môṭ sự pha trộn đặc thù mà chỉ có điạ phương nơi được chụp ảnh mới cung ứng được.

Khi chạy ngang qua ngôi nhà này, tôi bị thu hút mãnh liệt nên phải quay xe lại để bấm máy. Quả tôi thâṭ may mắn vì đã đến đúng vào thời điểm hoa đang nở rộ và cánh hoa vàng rơi rụng đầy lối vào.

Nhìn qua những kẽ hở của cánh cổng sắt, tôi không thấy môṭ bóng người nào bên trong, lòng thì luôn miên man ước mơ được nhìn thấy hình ảnh môṭ giai nhân đứng nhìn ra từ phía sau khung cửa sổ. Hay là giai nhân đó đã đi lấy chồng? Tuy không phải là thi sĩ nhưng trong tôi ngẫu hứng lên hai câu thơ:

"ngõ nhà ai cánh vàng thay xác pháo
bước phiêu bồng quên đáo mỹ trung nhân"

Ý tôi muốn diễn đaṭ tâm trạng của mình khi nhìn thấy những cánh hoa vàng rơi rụng giống như xác pháo của môṭ đám cưới ngày xưa và đối với cá nhân tôi, cho đến cuối đời tôi vẫn còn là môṭ gã độc thân ngao du đây đó, chưa có ai giữ nỗi chân tôi được. Đường đời tôi cứ đi mãi và không bao giờ đáo laị người đã qua, dầu đó là môṭ mỹ nhân. ♡

Wednesday, August 29, 2007

Chuyến Đi Florida và Georgia Mùa Xuân 2006.


Chuyến đi được hoạch định như một cuộc hành quân phôí hợp không vận và cơ giới đường bộ. Anh bạn đồng hành cúa tôi rất ít thì giờ nên chúng tôi phải tận dụng từng giờ từng phút để di chuyển từ Los Angeles, California sang Atlanta, Georgia, xuống Orlando, Florida, trở lên Atlanta, trở laị Orlando rôì trở về Los Angeles chỉ trong vòng năm ngày.

Khởi hành từ Los Angeles vào buổi tối, đến phi trường Atlanta lúc 4 giờ sáng. Hành khách nằm ngủ la liệt. Phi trường này đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Cách đây 30 năm, tôi đã phải chờ suốt đêm để đáp chuyến bay về Tallahassee lúc sáng sớm. Phi trường Atlanta vào thời đó rất vắng vẽ, chỉ có một mình tôi. Thế rồi có một cô gái Mỹ cũng chờ chuyến bay như tôi. Cả phi trường chỉ có hai đứa, chúng tôi noí chuyện… đến sáng rồi chia tay. Thật là một kỷ niệm đẹp!


Phi Trường Atlanta quá lớn! Đi từ terminal này sang terminal kia bằng xe điện ngầm lung tung. Không biết những người kém tiếng Anh sẽ phải làm thế nào để đổi chuyến bay?


Đơn vị bạn có mặt tại phi trường Atlanta khoảng 4 giờ sáng, đúng hẹn như chương trình đã hoạch định.


Cái thời đi máy bay được uống rồi ăn rồi uống bây giờ chỉ còn là quá khứ. Bay suốt 5 tiếng đồng hồ chỉ được uống miếng nước và ăn gói đậu phọng nhỏ tí xíu, tôi đành phải yêu cầu đơn vị bạn chở đi tìm restaurant 24 giờ kiếm tí gì cho bao tử đang cồn cào. Hàng quán trong phi trường giờ này chưa mỡ cứa, nếu có thì cũng bị chém tả tơi. Báo chí Mỹ thường hay chê đồ ăn cúa máy bay lạt lẽo chán phèo, bây giờ mới thấy là quí.


Theo đúng với chương trình du lịch đã dự trù nên người bạn đồng hành của tôi ở lại với đơn vị bạn tại Atlanta. Còn tôi thì bay tiếp đi Orlando một mình.

Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sót một điểm: chúng tôi chưa kịp thông báo với hảng máy bay về chi tiết này. Do đó, trước khi cất cánh, họ thấy danh sách hành khách thiếu mất một người là người bạn đồng hành của tôi. Tôi phải báo cáo rằng đương sự đã lưu lại ở Atlanta.


Florida là tiểu bang du lic̣h số một của Hoa Kỳ. Orlando tiếp đón du khách toàn nước Mỹ và toàn thế giới nên phi trường Orlando có thể được xem như xinh xắn nhất Hoa Kỳ. Bước chân xuống phi cơ là du khách tưởng chừng như đang đi vào Magic Kingdom của Disney World tọa lạc cách đây không bao xa. Vào mùa hè năm 1978, Disney có tuyển sinh viên làm hè và tôi đã chọn vào làm trong nhà bếp thay vì phải làm việc ngoài nắng cả ngày, hơn nữa lại còn được ăn uống đầy đủ.

Ngoài phần bờ biển bao bọc chung quanh tiểu bang ra, Florida còn có thật nhiều hồ và ao, từ nhỏ nhỏ cho đến thật lớn như Biển Hồ. Mùa hè ở đây đi tắm biển và ao hồ thi ̀thật là tuyệt. Ngay tại phi trường cũng có hồ.


Ngoài ra, Florida còn có trên dưới 600 springs, tôi xin tạm gọi là suối nước lạnh. Do sự cấu tạo địa chất đặc thù của vùng này, tầng nước ngầm xuất xứ từ nước mưa, sau 40 năm bắt đầu phun lên mặt đất tại các nguồn mạch gọi là spring hole. Từ đây nước từ spring hole chảy thành rạch nhỏ rồi chảy ra sông lớn hơn. Điểm đặc biệt là giòng nước này trong suốt và mát lạnh y như nước đá mới vừa tan.

Spring nổi tiếng nhất Florida là Ichetucknee nằm gần Gainesville. Vào mùa hè, dân chúng hay đi thả phao lênh đênh trên giòng suối. Từ đầu suối, phải mất hơn nửa ngày mới trôi đến cuối suối. Nhừng năm ở Florida, tôi thường hay xuống đây chơi, và có lần đã làm quen một lượt tám cô sinh viên Mỹ cùng thả suối. Tôi chọn cô nào dễ chịu nhất để tiến xa hơn cho chắc ăn. Cô ấy cư ngụ tại Ocala thuộc phía nam của Gainesville. Trong một dịp cuối tuần, tôi xuống thăm và cô ấy đã giử chổ cho tôi ờ motel Shangri-La này.


Ocala nổi tiếng với những trang trại nưôi ngựa giống. Tôi dừng xe laị khi thấy có cảnh tập dượt chạy ngựa và xin phép được chụp ảnh. Chiếc xe trong hình là xe chúng tôi mướn ở phi trường Orlando.


Một cô gái vùng Ocala trên lưng con bạch mã.


U.S. Highway 441, xa lộ chạy qua Orlando, Ocala và Gainesville. Tiểu bang Florida cho phép cưởi moto mà không cần phải đội helmet.


Tôi ghé qua Gainesville thăm một người bạn cũ. Gainesville là thành phố đại học. Đây là nơi tọa lạc của University of Florida, đại học lớn nhất của Florida mà biểu tượng là con cá sấu gator. Nước giải nhiệt Gatorade xuất xứ từ đây. Gainesvile đối với tôi cũng tràn đầy kỷ niệm.


Hệ thống super-highway siêu xa lộ ở Florida rất hoàn hảo, cứ khoảng 30 miles thì có môt trạm dừng chân gọi là rest area với đầy đủ tiện nghi vệ sinh và picnic (ban ngày). Thời bây giờ còn có thêm máy bán snack và thức uống, lúc nào cũng có security nên khi lái xe đêm khuya và cần đi gấp cho đến nơi thi cứ tấp xe vào đây ngủ một giấc rồi lái xe đi tiếp.


Florida State University (FSU), nơi tôi theo học cao học 1976-1978.

Đến Tallahassee khi trời đã tối nên chỉ chụp được cảnh mặt tiền của trường. Hàng năm, FSU có những concerts lớn với những ca sĩ nổi tiếng, thường là miễn phí nhưng phải lấy vé ngày hôm trước.

Khi tôi đi học ở đây, vì hay thức khuya, ngủ trể nên khi tôi đi lấy vé thì̉ không còn. Không hiểu sao, cô gái phát vé lại có cảm tình nên bảo tôi lần sau không cần tới sớm, cô ấy sẽ để dành vé cho. Nhờ vậy mà tôi được xem Mary McGregor (Torn Between Two Lovers), Chuck Mangione…FSU không nổi tiếng về kỷ thuật nhưng nổi tiếng về nghệ thuật. Burt Reynolds xuất thân từ đây. Trước năm 1976, chương trình football của FSU dở ẹt không ai thèm đi coi dù là từ half time trở đi mỡ cửa xã giàn. Tình hình thay đổi hẳn từ khi Bobby Bowden về làm head coach thắng luôn hai chức vô địch 1993 và 1999. Burt Reynolds khi còn đi học cũng chơi football nên có tặng cho đội football một bộ đồng phục trông hơi khó coi và trận đó FSU thua xiểng niểng nên không thấy được mặc thêm lần nào nữa.


Đêm qua lái xe suốt đêm. Lúc khuya, ngủ ở rest area một chập rồi lái tiếp. Trời vừa hừng sáng thì đến gần Atlanta. Cái thú vị khi lái xe suốt đêm là được thưởng thức cảnh đẹp bình minh huy hoàng. Hôm nay trời mưa bảo nên cảnh vật hơi chìm lắng. Tôi vừa lái xe vừa chụp hình trong khi xe đang lao về Atlanta với tốc độ 70 miles/giờ. Dĩ nhiên là tôi đã gài cruise control để rảnh chân bấm máy.


Chụp hình kỷ niệm với đơn vị bạn tại Atlanta.


Trên đường từ Georgia về Florida, hai chiến hữu tạm dừng chân để xơi gà rán Kentucky.


Người bạn đồng hành trong căn nhà đầu tư của anh ở Orlando.


Người bạn đồng hành đứng trước căn nhà đầu tư của anh.


Người bạn đồng hành đang lắng nghe cô sales agent duyên dáng trình bày công việc bán nhà cho anh.


Ăn trưa tại một nhà hàng Việt Nam ở downtown Orlando. Cô tiếp viên xứ Huế xinh xắn mới từ Việt Nam qua Mỹ chưa đầy một năm nên vẫn còn rất nhiều nét duyên dáng của quê hương.


Đến thăm người bạn đúng lúc đang có party vui quá vui. Anh bạn đồng hành của tôi được một nữ quý khách chiếu cố đặc biệt kéo ra nhảy liên miên. Phương Trang (em gái của Hoài Linh) đang hát, Phương bass đang đánh trống. Dương Triệu Vũ (em trai của Hoài Linh) ngồi nhìn.


Dương Triệu Vũ, Phương Trang, nữ quý khách thân thiện.


Hai chiến hữu đang ăn hamburger của Burger King trên đường đến Daytona Beach.


Sân đua xe hơi nổi tiếng của Daytona Beach.


Ở Daytona Beach, xe hơi được phép chạy thật chậm trên bải cát. Khi còn ở Florida, có lần tôi chạy chiếc hatchback ra đây, bật băng sau xuống thành cái giường, nằm nghe sóng biển, ngắm trăng và ngủ qua đêm luôn.


Khi xưa, tôi đã có dịp vào thăm Trung Tâm Không Gian Kennedy và bây giờ nghĩ rằng có đi thăm nữa thật sự không đáng tiền, kể luôn cả cho người bạn đồng hành. Đứng từ phía ngoài nhìn vào vẫn thấy được mấy cái hỏa tiển.


Phi thuyền con thoi được chưng bày ngay trên đường vào Trung Tâm Không Gian Kennedy.


Đêm cuối cùng ở Orlando, chúng tôi được một nhạc sĩ đàn anh khỏan đải món chả cá chìa độc đáo. Hồi năm 1975, tôi được biết anh có qua Mỹ nhưng không có cách nào liên lạc. Thế rồi một ngày đẹp trời nọ, anh và tôi đụng đầu với nhau tại Trung Tâm Không Gian Kennedy.

Xin chân thành cám ơn các thân hữu đã tiếp đón chúng tôi hết sức nồng hậu trong chuyến đi. ♡

Cô Hàng Nước Mía.


Trong kho tàng nhạc Việt Nam, đã có bài nhạc nói về cô hàng nước, cô hàng cà phê… Ở đây, tôi xin giới thiệu với các bạn cô hàng nước mía.

Trong một chuyến đi về miền Tây, tình cờ tôi ghé lại một quán nước mía bên lề quốc lộ để giải khát. Nói là tình cờ thì không ̣đúng hẳn vì lý do tôi ghé lại là bị hình ảnh cô hàng nước mía đập vào màng ảnh radar nên phải quay xe trở lại ghé vào. Nói là để giải khát thì lại cũng không phù hợp vì vào giờ đó tôi không khát và nước mía cũng không phải là món giải khát thông thường của tôi, nhưng ở vào trường hợp này thì quán này có bán thức uống nào cũng đều thích hợp cả!

Thật là ngoài sự mong muốn và lại còn ngạc nhiên một cách dễ chịu. Khi tôi sắp uống cạn ly nước mía thì cô bé bước đến châm nước mía thêm cho ly của tôi đầy trở lại cùng với một nụ cười duyên dáng tràn đầy thiện cảm.

Tôi không biết cô bé có làm như thế đối với mọi khách hàng hay không. Tôi nghỉ có thể là có vì nơi đây còn là một vựa mía bỏ mối cho các xe nước mía khác trong vùng nên có những khúc mía vụn được ép luôn và cho thêm đối với khách hàng nào mà cô bé thấy có cảm tình. Được nước, tôi bèn lôi máy ảnh ra và ghi lại hình ảnh lúc cô bé đang ép nước mía theo lối candid chụp bất ngờ, cô bé không phản đối mà sau đó còn vui lòng để tôi chụp thêm nhiều tấm chân dung nữa. Tên của cô bé lại trùng với tên của một mối tình xưa nên làm tôi càng thêm thích thú. Đây thật là một bóng mát trên con đường phiêu bạt thiên lý! ♡