Sunday, June 14, 2009

Chuyến Về Nam California Xuân 2009.

Tại nhà hàng Great Wall, Westminster, California, ông bà Tạ Thái Bình.

Tại nhà hàng Great Wall, Westminster, California, kịch sĩ Túy Hồng.

Nhạc sĩ Đinh Trung Chính và nhạc sĩ Trần Trịnh, phía sau là tay trống Trần Quốc Thái.

Nhạc sĩ Trần Trịnh, tác giả của bài nhạc "Lệ Đá".

Đêm vinh danh nhạc sĩ Trần Trịnh tại nhà hàng Seafood Kingdom, Anaheim, California, từ trái sang phải: nhạc sĩ Nhật Ngân và nhạc sĩ Trần Trịnh, phía sau lưng là tay guitar Trung Nghĩa và tay trống Trần Quốc Thái.

Tại café Planet, Garden Grove, California, hàng ngồi từ trái sang phải: ca sĩ Vy Vân, Thu, Đăng Chí, Tùng Blackstones. Hàng đứng từ trái sang phải: ca sĩ Tania, Chi Lăng.

Đêm Tưởng Niệm Trường Kỳ tại nhà hàng Emerald, Santa Ana, California, từ trái sang phải: Long Holidays, Thông, Tùng Blackstones, Thụy Ái, nhạc sĩ Trung Nhật.

Cô bé waitress duyên dáng của café Planet. Khác với thời kỳ trước gồm toàn những lớp người mới từ Việt Nam sang thường có gương mặt ủ rũ, thế hệ mới bây giờ gồm rất nhiều nhân viên là sinh viên đại học, họ vừa đi làm vừa đi học và thường có gương mặt tươi sáng, tự tin có lẽ vì họ nhìn vào một tương lai sáng lạng. Trường hợp cô bé này đang theo học về nursing tại một community college khá gần nơi làm việc. Lẽ dĩ nhiên là cô bé nói tiếng Anh rất thông thạo, hơn hẳn rất nhiều thực khách không chịu lo trau dồi văn hóa mặc dầu sinh sống ở xứ người đã lâu năm.

Hoa dại Poppies, hoa biểu tượng của tiểu bang California đang vào mùa nỡ rộ, mỗi năm chỉ có một lần vào mùa Xuân.

Tại một tiệm donut của người xứ Cambodia ở Garden Grove, California: nhạc sĩ Ngọc Trọng, tác giả của bài nhạc "Buồn Vương Màu Áo".

Tại một tiệm donut của người xứ Cambodia ở Garden Grove, California: họa sĩ Huy Dũng, sang Mỹ từ năm 1975. Thời đó, những bác sĩ từ Việt Nam mới sang đều phải vừa làm y tá vừa đi học trở lại vì ngành y tế Hoa Kỳ không công nhận tương đương cho bằng bác sĩ Việt Nam. Thế mà ngay năm đầu tiên ở xứ người, nhờ vào ông bảo trợ Mỹ là một thị trưởng nên bức họa Chúa Giêsu của họa sĩ đã được một nhà thờ quyên góp cho khoảng $25,000. Kể ra họa sĩ thật may mắn hơn hẳn biết bao nhiêu người, nhất là đám nhạc sĩ chơi nhạc. Cũng vì lý do đó, họa sĩ đã từng bỏ tiền ra lập một vũ trường ở Highland Park vào những năm đầu tiên nơi xứ người để các anh em nhạc sĩ vũ trường có nơi sinh hoạt trong đó có các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Ngọc Bích, Vũ Huyến...

Trường phái độc đáo của họa sĩ Huy Dũng là chuyển ý từ những bài nhạc nổi tiếng sang hình ảnh trên tranh sơn dầu. Cho đến hiện nay, tranh của họa sĩ rất được giới chơi tranh chiếu cố, vẽ không kịp để bán, mỗi bức không dưới $5,000. Tuy vậy, có những bức tranh họa sĩ nhất định không bán vì trong đó có nhiều yếu tố cá nhân như bức "Mưa Chiều Kỷ Niệm". Hiện họa sĩ đang cư ngụ ở Big Bear, cách Orange County vài giờ lái xe, nơi đó là một đỉnh núi có hồ rất đẹp và mùa Đông phủ đầy tuyết, nơi trợt tuyết nổi tiếng hàng đầu của Nam California. Vào những ngày đẹp trời mùa Đông, từ vùng Disneyland, có thể nhìn thấy núi tuyết tuyệt đẹp của Big Bear không thua gì núi tuyết Phú Sĩ Sơn của Nhật Bản.

Bức ảnh trên đây tôi chụp quá vội nên bố cục hơi lạ nhưng sau khi xem lại tôi lại thấy thật vừa ý: đầu tiên là bố cục lạ nên dễ gây chú ý nhưng điểm tôi thích nhất là bức ảnh chân dung này nói lên lòng từ tâm, trái tim của họa sĩ khi tôi cho thấy phần cái ngực nhiều hơn phần cái đầu.

Cô bé waitress xinh xắn của nhà hàng Bleu, Westminster, California. Đây là một night club hoạt động nhạc sống về đêm vừa mới được chuyển sang bán thức ăn ban ngày. Tôi thích đến đây ăn uống vì nhiều lý do: điểm đầu tiên, thức ăn đều vừa miệng trên trung bình. Vì là một night club nên khung cảnh lịch sự rộng rãi đẹp đẻ, nhất là nhà hàng được tổ chức sắp xếp theo lối mainstream nên tôi cảm thấy rất thoải mái. Hôm nọ, người cháu của tôi kêu thức ăn hơi gặp trở ngại nên chính chủ nhân là ca sĩ Phi Khanh ra bàn xin lỗi và không tính tiền tô phở đó y như lối kinh doanh của người Mỹ.

Ca sĩ Phi Khanh, chủ nhân nhà hàng/night club Bleu cũng là một người chơi đàn piano nên tôi yêu cầu cô ngồi vào cây piano trắng để trên sân khếu cho tấm hình chân dung thật ý nghĩa.

Phải thuyết phục mấy lần, ca sĩ Phi Khanh chủ nhân của nhà hàng Bleu mới chịu vào dáng điệu khoanh tay như thế này, vì nếu để hai cánh tay xuông thì tấm ảnh sẽ rất yếu không thích hợp cho chân dung một chủ nhân hãnh diện về business của mình.

Tại phòng thu ở Huntington Beach, California, ca sĩ Quốc Anh.

Tại phòng thu ở Huntington Beach, California, ca sĩ Vân Quỳnh.